Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trả lại vai trò của hội phụ huynh trong nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng v lùm xùm v thu chi đu năm hc 2022-2023 ca nhiu trưng ph thông khiến dư lun mt ln na đt ra câu hi là nên tiếp tc hay gii tán ban đi din cha m hc sinh trong nhà trưng. Tuy nhiên, theo Lut Giáo dc thì đây là mt hot đng cn thiết phi có, hp l. Vn đ còn li là hot đng như thế nào cho hiu qu.


Mt bui hp ph huynh hc sinh (nh mang tính cht minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Dưới đây là những góp ý của chúng tôi từ thực tế các cuộc họp phụ huynh trong nhà trường.  

Không nên nng n v các khon đóng góp

Bên cạnh nhiều cuộc họp quá nặng nề về việc đóng góp, khiến phụ huynh “ngán” đi họp phụ huynh, thì vẫn có nhiều buổi họp nhẹ nhàng về việc này, và nhiều người vui vẻ ủng hộ trên tinh thần tự nguyện để giúp con em có điều kiện học tập tốt hơn. Trong buổi họp phụ huynh sáng chủ nhật năm ngoái của lớp tôi chủ nhiệm, khi thấy âm thanh trong lớp không tốt (loa rè, micro lỏng đuôi cắm), một phụ huynh đã đề xuất thay. Thế là tất cả phụ huynh nhất trí ủng hộ, họ tự nguyện quyên góp mua loa và micro và hẹn ngày vào gắn cho lớp. Tôi nhớ cách đây chưa lâu, trong buổi họp phụ huynh cho con tôi hiện đang học tiểu học, cô giáo chủ nhiệm lớp cho biết một việc làm rất thiết thực của phụ huynh. Do quạt trần trong lớp không đủ mát nên một phụ huynh đã tự nguyện mua 4 cái quạt treo tường vào treo cho lớp.

Quan sát nhiều cuộc họp phụ huynh hiện nay, tôi thấy việc quyên góp ủng hộ từ phụ huynh đã “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều, không còn quá nặng nề, gây ra bức xúc cho cha mẹ học sinh như trước đây. Nếu phụ huynh đóng góp trên tinh thần tự nguyện, người có điều kiện thì ủng hộ nhiều, khó khăn thì ít hoặc thôi thì chắc chắn cha mẹ học sinh sẽ rất vui vẻ. Nhà trường và giáo viên cũng không nên bắt buộc, cào bằng việc phụ huynh đóng góp. Vả lại các khoản hỗ trợ phải được phụ huynh biết được cụ thể dùng vào việc gì. Chủ trương của nhiều trường hiện nay nên có quan điểm như thế. Phụ huynh đóng góp nhiều thì phục vụ cho việc khen thưởng, học tập, sinh hoạt, hoạt động phong trào cho học sinh nhiều hơn, tốt hơn. Còn ít quá thì giảm lại, cũng vui vẻ. Hiệu trưởng một trường THPT tại quận Tân Phú (TP.HCM) cho biết: “Chủ trương của nhà trường là phụ huynh hoàn toàn tự nguyện trong việc quyên góp ủng hộ cho quỹ khuyến học. Ngay từ đầu năm, nhà trường đã nhận đơn xin miễn giảm học phí của các em học sinh khó khăn. Hiện tại có hơn một trăm trường hợp, những em này chưa thu học phí. Sau khi ban đại diện cha mẹ học sinh quyên góp cụ thể được bao nhiêu tiền mới có quyết định miễn giảm cho các em. Nhiều thì nâng mức miễn giảm, học bổng lên, ít thì giảm xuống”.

Băn khoăn t nhiu bui hp ph huynh

Năm rồi, tôi đi họp phụ huynh cuối năm cho con. Trường tiểu học con tôi hằng năm thường tổ chức họp cha mẹ học sinh trước khi thi học kỳ II. Họp sớm như thế để thông báo cho phụ huynh những nội dung cần thiết về kế hoạch ôn tập, kiểm tra học kỳ II và tổng kết năm học. Theo thư mời, đúng 7 giờ 30 tôi có mặt ở lớp. Nhưng khi vào phòng, tôi thấy nhiều bàn trống vì chưa có phụ huynh ngồi. Thi thoảng lại có phụ huynh đi muộn, mãi đến hơn 30 phút sau, vẫn có phụ huynh vào. Có đến 7-8 phụ huynh vắng họp. Giáo viên chủ nhiệm cũng phải bắt đầu buổi họp muộn hơn, vì phải chờ, sợ phụ huynh đến sau không nghe hết nội dung buổi họp. Quan sát các lớp khác, tôi thấy tình hình cũng tương tự. Làm giáo viên chủ nhiệm nhiều năm, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh “giờ dây thun” như thế này của người dự họp. Thật là không vui chút nào. Mong muốn phụ huynh quan tâm đến việc học của con em nhiều hơn. Mỗi năm chỉ có vài lần họp, đi họp đủ và đúng giờ là để tôn trọng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, tôn trọng phụ huynh khác và chính bản thân mình!

Cn minh bch tin đóng góp ca ph huynh

Vấn đề lạm thu trong trường học đang được dư luận quan tâm nhiều vì hầu như nhà nào cũng có con em đi học. Trong đó phải kể đến phong trào kêu gọi phụ huynh đóng góp vào quỹ của nhà trường trên tinh thần tự nguyện. Tùy vào điều kiện kinh tế, mỗi phụ huynh đều phải đóng góp để tiếp sức cho mọi hoạt động của nhà trường. Thông thường, sau một tháng vào học chính thức, nhà trường sẽ có cuộc họp phụ huynh toàn trường. Thứ nhất là để các bậc phụ huynh biết trường, biết lớp, biết giáo viên chủ nhiệm, biết ban giám hiệu… Thứ hai là nắm được tình hình, thành tích của trường cũng như những thuận lợi và khó khăn trong năm học này. Thứ ba là kêu gọi đóng góp trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc… Theo tôi được biết, số tiền đóng góp của phụ huynh vào đầu năm học khá lớn, lên đến hàng chục, có khi hàng trăm triệu đồng. Toàn bộ số tiền này, sau khi kiểm đếm ở cuộc họp, sẽ giao cho thủ quỹ nhà trường. Việc thu, chi quỹ này do hiệu trưởng quyết định; không chịu sự quản lý, quy định thu chi của tài chính, nghĩa là “tự thu tự chi”. Chưa kể ở từng lớp, giáo viên chủ nhiệm còn kêu gọi thu quỹ lớp riêng, do lớp quản lý để hỗ trợ mọi hoạt động của lớp. Nếu công khai, minh bạch; chi đúng lúc, đúng nơi, đúng việc cần thì số tiền này phát huy hiệu quả. Thí dụ, phong trào thi đua giữa các lớp rất cần những phần thưởng, dù nhỏ nhưng khích lệ, động viên rất lớn tinh thần của học sinh. Nhưng việc sử dụng quỹ phụ huynh này nhiều khi thiếu minh bạch, thiếu rõ ràng nên gây ra nhiều thắc mắc mà không ai dám nói. Có nhiều hiệu trưởng coi đây là nguồn “quỹ riêng” của mình, muốn chi sao cũng được…

Lê Lam Hng

Sau phần nhận xét, báo cáo, cô giáo chủ nhiệm mời đến 3-4 lần nhưng không thấy phụ huynh nào ý kiến gì. Những buổi họp lớp tôi chủ nhiệm cũng thường thấy cảnh phụ huynh “kiệm lời” như thế. Đồng ý rằng đó là sự tán đồng, nhất trí cao với giáo viên nhưng vẫn thèm được thấy sự nhiệt huyết, phản biện tích cực của phụ huynh.

Cần phải thay đổi nội dung, bản chất của các cuộc họp cha mẹ học sinh. Phải có yêu cầu cụ thể thêm vào nội dung các cuộc họp để phát huy vai trò của phụ huynh. Gợi mở cho họ bàn luận về phương pháp tự học của học sinh, cách quản lý việc học con em của họ ở nhà như thế nào? Cho họ có trách nhiệm trong việc đánh giá, xếp loại đạo đức con em mình… Làm sao để chiếc cầu nối giữa nhà trường và gia đình kịp thời, nhịp nhàng, đúng mực, cần thiết và hiệu quả. Đa số các buổi họp hiện nay ở nhà trường được tổ chức vào sáng chủ nhật. Tuy nhiên có thể linh hoạt giờ họp, như họp buổi tối thay cho sáng chủ nhật. Cần tăng cường hơn nữa vai trò của phụ huynh trong buổi họp. Những buổi họp phụ huynh không nặng nề về thu chi làm cho phụ huynh vui vẻ, nhiệt tình hơn mỗi khi dự họp, trả lại sự trong sáng cho ngành giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm nhẹ nhàng động viên với những phụ huynh có con em học tập chưa tốt chứ không nặng lời phê bình các em. Nhiều giáo viên trẻ, nhất là các khối lớp tiểu học xưng hô chưa đúng chuẩn (em) với phụ huynh. Tôi nhớ trong một buổi nói chuyện chuyên đề giao tiếp sư phạm, TS. Nguyễn Thị Bích Hồng (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) có khuyên: “Không nên xưng hô “em” với phụ huynh. Mình dạy dỗ con em họ là làm cha, làm mẹ các em. Phải xưng hô làm sao để vừa thể hiện tính văn hóa, thể hiện trách nhiệm, vừa cho thấy vị thế quan trọng của mình với cha mẹ các em”.

Trn Nhân Trung   

Bình luận (0)