Được coi là có nhiều chuyển biến tích cực hơn những năm trước, chính vì thế, hội nghị trực tuyến tổng kết công tác và tổ chức lễ hội do Bộ VH-TT-DL tổ chức ngày 12-12, với ba đầu cầu là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM năm nay cũng không vì thế mà trầm lắng hơn trước.
Các nhà khoa học ngồi trong “lồng kính”?
Theo báo cáo tổng kết của Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VH-TT-DL, nhìn chung mùa lễ hội năm 2013 đã có nhiều chuyển biến tích cực so với các năm trước, một số điểm nóng gây nhiều bức xúc trong dư luận như hội đền Trần, chợ Viềng, chùa Hương… đã có những bước cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hạn chế như vẫn chưa giải quyết triệt để cảnh ùn tắc, chen lấn xô đẩy, công tác an ninh nhiều lễ hội chưa đảm bảo, hòm công đức vẫn nhiều, dịch vụ đổi tiền lẻ giá cao, hàng quán lộn xộn, nhếch nhác…
Ông Đặng Hữu Sơn, Giám đốc Sở VH-TT-DL Lào Cai, cho rằng cần phải xem xét là quan điểm “trả lễ hội dân gian về cho dân” của một số nhà khoa học khi nói về quản lý lễ hội. Ông Sơn gay gắt khi cho rằng phải chăng các nhà khoa học đang ngồi trong lồng kính để phán xét như vậy. Ông Sơn nói: “Các lễ hội dân gian nay ngày càng lớn, người tham dự lễ hội ngày càng đông, nếu không có sự ra tay của chính quyền địa phương thì làm sao có thể tổ chức lễ hội được? Ví dụ như quản lý về vệ sinh thực phẩm, dịch vụ, trật tự xã hội, nếu không có chính quyền thì sao làm được?”.
Ông Đặng Hữu Sơn, Giám đốc Sở VH-TT-DL Lào Cai, cho rằng cần phải xem xét là quan điểm “trả lễ hội dân gian về cho dân” của một số nhà khoa học khi nói về quản lý lễ hội. Ông Sơn gay gắt khi cho rằng phải chăng các nhà khoa học đang ngồi trong lồng kính để phán xét như vậy. Ông Sơn nói: “Các lễ hội dân gian nay ngày càng lớn, người tham dự lễ hội ngày càng đông, nếu không có sự ra tay của chính quyền địa phương thì làm sao có thể tổ chức lễ hội được? Ví dụ như quản lý về vệ sinh thực phẩm, dịch vụ, trật tự xã hội, nếu không có chính quyền thì sao làm được?”.
Đồng tình với quan điểm này, ông Mai Tư, Giám đốc Sở VH-TT-DL Thanh Hóa, cho rằng bất kỳ lễ hội nào cũng phải có tổ chức, có người đứng đầu và phải có nhà nước dù cho đó là cấp nhỏ nhất, từ cấp thôn cho đến cấp tỉnh, cấp nhà nước; phải có người tham gia tổ chức chứ đừng nói đến chuyện là “trả lại cho dân”. Mà kể cả nhà nước có làm chăng nữa thì cũng là dân chứ là ai?
Ông Mai Tư dẫn chứng: ở Thanh Hóa, năm 2007, Bộ VH-TT-DL đưa vào một dự án lễ hội trả lại cho dân (Lam Kinh), với kinh phí khoảng 600 triệu đồng. Đưa cho dân làm năm đó xong (trang thiết bị, tổ chức) thì sang năm mất hết. Bởi vì anh bảo giao cho dân mà. Đạo cụ, phục trang, trống chiêng họ đem về vứt lay lắt. Năm sau bảo làm lại, người ở Nam, người ở Bắc, người đi làm ăn xa, không triệu tập được về để làm. Thế thì tại sao lại bảo trả lại cho dân, lúc cần sử dụng đến thì lại không có? Thế là cuối cùng sau một năm tiêu phí đi 600 – 700 triệu đồng chẳng để làm gì.
Tuy nhiên, GS Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, thì không tán đồng với quan điểm này. Ông nói: “Trả lễ hội cho dân là đúng, nhưng không phải trả tất cả vì lễ hội không còn là của một làng nữa, phần tín ngưỡng nghi lễ phải trả cho dân còn nhà nước thì nên tham gia vào việc quản lý, tổ chức, trật tự vệ sinh môi trường. Nên chăng với tư cách là một cơ sở quản lý cụ thể thì Bộ VH-TT-DL phải có đề tài nghiên cứu tìm ra các mô hình tốt để cho các nơi học tập. Tôi thấy các di tích như Bà chúa Kho (Bắc Ninh) và Bà chúa Xứ (An Giang) quản lý công đức rất tốt; mô hình Đền Cửa Ông (Quảng Ninh) cũng vậy”.
Tuy nhiên, GS Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, thì không tán đồng với quan điểm này. Ông nói: “Trả lễ hội cho dân là đúng, nhưng không phải trả tất cả vì lễ hội không còn là của một làng nữa, phần tín ngưỡng nghi lễ phải trả cho dân còn nhà nước thì nên tham gia vào việc quản lý, tổ chức, trật tự vệ sinh môi trường. Nên chăng với tư cách là một cơ sở quản lý cụ thể thì Bộ VH-TT-DL phải có đề tài nghiên cứu tìm ra các mô hình tốt để cho các nơi học tập. Tôi thấy các di tích như Bà chúa Kho (Bắc Ninh) và Bà chúa Xứ (An Giang) quản lý công đức rất tốt; mô hình Đền Cửa Ông (Quảng Ninh) cũng vậy”.
Lúng túng tiếp nhận đồ cúng tiến
Đưa hiện vật, đồ thờ cúng mới vào di tích, nơi thờ cúng không phải là hiện tượng mới nhưng trong một vài năm gần đây với việc xuất hiện hàng loạt hiện vật lạ như sư tử đá, tượng Phật Bà Quan âm trắng… đã thực sự gây bức xúc dư luận.
Tại hội nghị lần này, đại diện của nhiều sở VH-TT-DL cũng phải thừa nhận địa phương lúng túng trong việc tiếp nhận đồ cúng tiến như vậy. Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Sở VH-TT-DL Nam Định cho biết, thực tế rất nhiều trường hợp người dân mong mỏi được cúng tiến hiện vật vào đền, chùa nhưng nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc tiếp nhận hiện vật, vì thế người quản lý cũng như nhiều chủ đồng đền, sư trụ trì vô cùng khó xử khi rơi vào cảnh từ chối thì không được mà chấp thuận thì vi phạm luật. Cũng chính vì sự lấn cấn này đã dẫn tới các hành vi xâm hại tới chính di tích như lắp bia ghi danh công đức, lắp đặt mái tôn, mái vảy… Chia sẻ quan điểm này, ông Mai Tư cũng cho rằng cần phải có hướng dẫn cụ thể để người dân làm theo, bởi lẽ khi phát hiện ra người ta dâng cúng không đúng thì việc kéo xuống hoặc đưa ra khỏi di tích vừa mất văn hóa vừa không đúng tinh thần lễ hội truyền thống.
Vì thế, nhiều ý kiến đề nghị Bộ VH-TT-DL bên cạnh việc ban hành các văn bản quy định về việc thành lập ban quản lý di tích, quản lý đồ thờ tự mới, tiền công đức thì cần phải tập trung vào nâng cao công tác tuyên truyền cho người dân để thay đổi nhận thức và văn hóa đi hội. Đó mới là yếu tố chính để thay đổi bộ mặt lễ hội, giảm bớt những ứng xử thiếu văn hóa.
Tại hội nghị lần này, đại diện của nhiều sở VH-TT-DL cũng phải thừa nhận địa phương lúng túng trong việc tiếp nhận đồ cúng tiến như vậy. Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Sở VH-TT-DL Nam Định cho biết, thực tế rất nhiều trường hợp người dân mong mỏi được cúng tiến hiện vật vào đền, chùa nhưng nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc tiếp nhận hiện vật, vì thế người quản lý cũng như nhiều chủ đồng đền, sư trụ trì vô cùng khó xử khi rơi vào cảnh từ chối thì không được mà chấp thuận thì vi phạm luật. Cũng chính vì sự lấn cấn này đã dẫn tới các hành vi xâm hại tới chính di tích như lắp bia ghi danh công đức, lắp đặt mái tôn, mái vảy… Chia sẻ quan điểm này, ông Mai Tư cũng cho rằng cần phải có hướng dẫn cụ thể để người dân làm theo, bởi lẽ khi phát hiện ra người ta dâng cúng không đúng thì việc kéo xuống hoặc đưa ra khỏi di tích vừa mất văn hóa vừa không đúng tinh thần lễ hội truyền thống.
Vì thế, nhiều ý kiến đề nghị Bộ VH-TT-DL bên cạnh việc ban hành các văn bản quy định về việc thành lập ban quản lý di tích, quản lý đồ thờ tự mới, tiền công đức thì cần phải tập trung vào nâng cao công tác tuyên truyền cho người dân để thay đổi nhận thức và văn hóa đi hội. Đó mới là yếu tố chính để thay đổi bộ mặt lễ hội, giảm bớt những ứng xử thiếu văn hóa.
Đền Trần Nam Định sẽ đáp ứng đủ ấn cho nhân dân
Theo ông Phùng Văn Đồng, Phó BQL đền Trần (Nam Định), mùa hội 2014 sẽ có nhiều nét mới: khôi phục nghi lễ truyền thống “rước nước, tế cá” vào ngày 12 tháng Giêng. Năm 2013, đã phát hơn 30 vạn ấn và dự kiến năm 2014, số lượng ấn sẽ tăng hơn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực sự của du khách. Để tránh hiện tượng không mua được ấn, BQL đền Trần khuyến khích mọi người nên đặt trước. Tuy nhiên, cũng để tránh tình trạng tiêu cực, BQL chỉ chấp nhận đặt trước với số lượng vài trăm ấn cho các cơ quan và vì thế phải có giấy giới thiệu. Năm trước, đã có hiện tượng nhái ấn, khi xuất hiện loại ấn trên giấy màu đỏ, hoặc in trên vải, vì thế BQL đền Trần một lần nữa khẳng định: Ấn đền Trần chỉ có một loại in thủ công trên giấy, màu vàng. Vì in thủ công nên ấn đền Trần không sắc nét, lẫn màu mực như in bằng công nghiệp. Đồng thời, BQL đền Trần cũng có văn bản đề nghị HĐND, UBND tỉnh Nam Định có chế tài xử lý hành vi in nhái ấn đền Trần và hành vi lợi dụng bán ấn kiếm lời. Dự kiến, năm nay đền Trần sẽ tổ chức phát ấn vào 7 giờ sáng rằm tháng Giêng như năm trước với 4 điểm phát ấn, gồm nhiều dãy bàn, để đảm bảo không chen lấn, xô đẩy.
|
Theo SGGP
Bình luận (0)