Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trách nhiệm của người thầy

Tạp Chí Giáo Dục

Không riêng v bo lc hc đưng, tt c nhng gì liên quan ti hc sinh, trách nhim ca ngưi thy đưc đt lên hàng đu. Nếu tính chuyên nghip là yêu cu ct yếu cho mi ngành ngh thì trong giáo dc, ngưi thy phi là ngưi chuyên nghip hơn ai hết.

Theo tác gi, đôi khi HS tin cy giáo viên còn hơn ph huynh. Trong nh: Giáo viên Trưng THPT Nguyn Thái Bình (TP.HCM) hưng dn HS đc tài liu môn hc. Ảnh: Y.Hoa

Xét về mặt tâm lý, học sinh tin cậy thầy cô đôi khi hơn cha mẹ. Trên thực tế, phụ huynh gần như giao trọn quyền dạy học cho giáo viên vì họ ý thức bản thân mình không có chuyên môn. Trong mỗi lớp học chỉ có người thầy mới tạo được khả năng kết nối tình yêu thương, quý mến lẫn nhau trong những đứa trẻ để tạo nên khả năng và kỹ năng tự kiểm soát, tự điều chỉnh bản thân ở các em. Khi đó, sự vận hành của tập thể nhẹ nhàng và hiệu quả. Người thầy nắm được sự công bằng, vận mệnh lẫn niềm hạnh phúc của cả lớp học trong từng giai đoạn lại là người hơn học sinh một hai thế hệ. Người thầy có kinh nghiệm trong ứng xử từ nhiều lứa học sinh trước đó.

Niềm tin sẽ giúp tâm hồn trẻ bình an để nương nhau mà đi tới. Tin cậy và yêu thương thầy cô sẽ giúp đứa trẻ biết nhớ những gì thầy cô tâm đắc. Cùng tin một người thầy, những học sinh sẽ yêu thương nhau hơn. Nhưng với phương pháp dạy dỗ dừng lại ở việc chỉ nhắc nhở, thậm chí không được nhắc nhở lại càng hạ sách. Việc quan tâm bằng tấm lòng chân thành, bằng tình cảm yêu thương vô điều kiện, ví như hỏi thăm hoàn cảnh từng em, chia sẻ những khó khăn của các em; hay kể về thời học sinh với những va vấp sai lầm của chính thầy cô, biết lắng nghe những câu chuyện của các em, niềm vui nỗi buồn, sự sợ hãi hay nỗi đam mê…, thiết nghĩ sẽ là phương cách hữu hiệu để cảm hóa, để bóc lớp vỏ xù xì bên ngoài và đi vào trong tâm hồn trong trẻo, hướng thiện nhưng cũng dễ tổn thương của các em.

Quan tâm tới khả năng tiếp nhận cá biệt cũng là một cách để giảm thiểu tổn thương tinh thần. Với những đứa trẻ có thiên hướng ghi nhớ có cơ sở thì bắt buộc ghi nhớ thuộc lòng máy móc là một bi kịch… Cho trẻ tiếp cận với thiên nhiên cũng là cách để làm dịu mát bức bối của những chương trình giáo dục cũng như không gian học khá tù túng như hiện nay. Dạy học phải là nghiêm khắc và yêu thương. Mọi sai trái phải được nhìn nhận tận tường. Những sự công nhận thật công tâm của một người thầy đáng kính là một liều thuốc chữa lỗi lầm và xoa dịu những tổn thương nhanh nhất. Những em yếu đuối sẽ nhận ra điểm tựa, yên tâm đã có thầy cô – thầy cô luôn nhìn thấy mọi được mất của mình. Những em quậy phá sẽ ý thức rằng thầy cô đang dõi theo mình từ đó mà điều chỉnh hành vi.

Giáo viên vốn dĩ không thể là người ngoại cuộc trong những được mất của học sinh. Nếu để yên phận, giáo viên nuông chìu và bỏ qua mọi sai phạm của học sinh thì sai phạm sẽ lớn dần. Tới một lúc sai phạm của học sinh không còn kiểm soát, không thể chấp nhận được, giáo viên sẽ thiếu kiềm chế giống như cha mẹ các em đã từng như vậy. Hãy xử lý mọi thứ ngay khi hạt giống lỗi lầm chỉ còn nằm trong tầm tay, khi người thầy còn đang tỉnh táo và giàu có từ tâm.

Nghề dạy học là một nghề đầy thử thách dù nó được gánh lên vai bao nhiêu mỹ từ cao quý. Nó chạm đến đời sống tinh thần và vật chất cả đời của con người, đòi hỏi người giáo viên phải linh động là vậy, phải chuyên nghiệp là vậy. Cách tốt nhất để đi đến những con đường nắm chắc, nắm vững kiến thức là nhớ về nó như nhớ một vết thương để tìm những vị thuốc từ mọi nơi chữa lành cho nó. Thuốc từ đồng nghiệp, từ những chuyên gia hay ngay chính trong truyền thống của mỗi gia đình. Trong hành trình gian nan đó, người giáo viên sẽ nhận ra đâu là lý thuyết suông, đâu là kiến thức chung và đâu là con đường riêng cho mỗi cá thể để vận dụng hài hòa. Người tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên trong con đường nhọc nhằn đó phải là những lãnh đạo tinh thông nghề, những đầu tàu thật sự hiểu nghề, tâm đắc với nghề, thậm chí còn nhiều hơn cả những người thầy đang đứng lớp đối mặt với bao thử thách.

Võ Diu Thanh
(Trưng Tiu hc B Th trn Ch Vàm,
Phú Tân, An Giang)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)