Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Trái đất sắp có “lục địa thứ 8” ở… ngoài hành tinh

Tạp Chí Giáo Dục

Tuyên bố mới của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết lục địa thứ 8 sẽ nằm trên… Mặt trăng, với những đại đôi thị và một chòm sao mới bằng vệ tinh chiếu rọi.
Theo Daily Mail, ESA vừa tiết lộ kế hoạch đầy tham vọng mang tên "Ánh Trăng" (Moonlight), nhằm xây dựng một mạng lưới vệ tinh viễn thông và vệ tinh sat-nav trên quỹ đạo Mặt trăng. Mạng lưới này sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng những đô thị hiện đại trên Mặt trăng, với đầy đủ tiện nghi như ở Trái đất.
Tờ BBC dẫn lời của nhà khoa học David Parker, đại diện của ESA: "Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới – khám phá có hệ thống "lục địa thứ 8" của chúng ta, Mặt trăng".
Mặt trăng với "chòm sao vệ tinh" mà Ánh Trăng sẽ xây dựng, nhằm biến nơi này thành "lục địa thứ 8"
Mặt trăng với "chòm sao vệ tinh" mà Ánh Trăng sẽ xây dựng, nhằm biến nơi này thành "lục địa thứ 8"
Theo ông Parker, Mặt trăng là kho lưu trữ 4,5 tỉ năm lịch sử của Hệ Mặt trời, với rất nhiều bí mật còn chờ được khám phá. ESA cũng tiết lộ Ánh Trăng sẽ có sự hợp tác của nhiều công ty từ châu Âu và Canada.
Một hệ thống viễn thông, định vị giống như ở Trái đất sẽ là điều kiện tuyệt vời cho rất nhiều cơ quan hàng không vũ trụ trên thế giới thực hiện sứ mệnh của riêng họ, cũng như cho phép điều khiến dễ dàng các thiết bị trên Mặt trăng từ Trái đất, giúp giảm độ phức tạp trong thiết kế các thiết bị này, từ đó giảm giá thành cho các sứ mệnh Mặt trăng.
Phác thảo căn cứ sơ khai mà ESA dự định xây dựng
Phác thảo căn cứ sơ khai mà ESA dự định xây dựng, nơi sẽ khởi nguồn cho một đô thị lớn trong tương lai
Kế hoạch Ánh Trăng nhận được ủng hộ lớn từ quốc tế, bởi rất nhiều quốc gia có tham vọng thám hiểm và xây dựng căn cứ trên vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất. Dẫn đầu có thể là NASA, với kế hoạch gần nhất là năm 2024, đưa con người trở lại Mặt trăng. NASA cũng đã dày công nghiên cứu nhiều dạng nhà ở phù hợp cho căn cứ Mặt trăng, các loại cây trồng, cách dùng nguyên liệu sẵn có trên Mặt trăng để làm nhiên liệu, cách khai thác nguồn nước sạch…
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)