Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Trái Đất sẽ hứng chịu “siêu lửa mặt trời”?

Tạp Chí Giáo Dục

Trên cơ sở nghiên cứu 84 ngôi sao, quan sát 29 ngọn lửa mặt trời, các nhà khoa học kết luận rằng siêu lửa mặt trời xuất hiện khoảng 350 năm một lần, có thể làm ngắt lưới điện, vô hiệu hóa GPS và phá hủy các vệ tinh.
Siêu lửa mặt trời (solar flares – còn gọi là bão mặt trời) là sự bùng nổ bức xạ và các hạt mang điện tích từ mặt trời.
Năm 1859, một cơn bão mặt trời phát ra từ mặt trời có nguồn năng lượng mạnh đến mức làm cho ánh sáng phương bắc (Northern Lights – hiện tượng cực quang) cũng có thể nhìn thấy ở vùng phía nam xa xôi như Cuba và mạng lưới dây điện ở một số khu vực bùng cháy.
Trái Đất sẽ hứng chịu "siêu lửa mặt trời"?
Cơn bão mặt trời xuất hiện năm 1859 có nguồn năng lượng mạnh đến mức làm cho ánh sáng phương bắc (giống những ánh sáng tại Reine, Nauy được thể hiện trong hình) cũng có thể nhìn thấy ở vùng phía nam xa xôi như Cuba.
Trong thế giới ngày nay, các thiết bị điện tử hiện hữu ở khắp mọi nơi, một vụ phun trào tương tự có thể tàn phá tồi tệ hơn, gây hỗn loạn vì các vệ tinh và hệ thống thông tin liên lạc bị vô hiệu hóa.
Khi nào siêu lửa mặt trời xuất hiện?
Hiện nay, các nhà thiên văn đã tính toán rằng một ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta được dự báo ​​sẽ phóng ra một tia lửa (có cường độ tương tự như ta từng thấy vào năm 1859) cứ mỗi 350 năm một lần.
Trong khi điều này có vẻ là tin tốt đối với chúng ta vì siêu lửa cuối cùng chỉ mới xuất hiện cách đây 156 năm, nhưng về lý thuyết một siêu lửa có thể tấn công bất cứ lúc nào.
Thậm chí một ngọn lửa mặt trời yếu hơn cũng đã có thể gây cúp điện toàn tỉnh Quebec của Canada vào năm 1989.
Theo tạp chí Science, các nhà thiên văn tại Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian tại Cambridge, Massachusetts đã nghiên cứu 84 ngôi sao giống mặt trời, quan sát 29 tia lửa mặt trời có cường độ tương tự siêu lửa trong khoảng thời gian 4 năm để xác định tần suất xuất hiện của các tia lửa đó.
Theo các nhà thiên văn học, một ngôi sao như mặt trời của chúng ta dự kiến sẽ phát ra một ngọn lửa mặt trời cứ mỗi 250 – 480 năm một lần, trong đó viễn cảnh 350 năm một lần là khả dĩ nhất.
Nhóm nghiên cứu đã trình bày những phát hiện của họ trên một tấm áp phích tại Đại hội Hiệp hội thiên văn quốc tế ở Honolulu vào đầu tháng này.
Trái Đất sẽ hứng chịu "siêu lửa mặt trời"?
Tại Đại hội Hiệp hội thiên văn ở Honolulu, các nhà thiên văn cho rằng các siêu lửa mà có thể vô hiệu hóa lưới điện, GPS và vệ tinh sẽ tấn công trái đất 350 năm một lần. Trong hình, các đóm đen trên bề mặt mặt trời (sunspots) xuất hiện cùng với các tia lửa mặt trời (solar flares).
Các ngọn lửa mà nhóm trên nghiên cứu mạnh hơn gấp 10 lần so với ngọn lửa bắn xuống Canada vào năm 1989 và mạnh hơn 150 lần so với ngọn lửa mặt trời trung bình.
Cảnh báo về tác động của siêu lửa mặt trời
Tháng trước, chính phủ Anh đã công bố một báo cáo cảnh báo rằng nếu một cơn bão mặt trời lớn bùng phát, chúng ta sẽ chỉ được cảnh báo 12 giờ trước khi nó tấn công.
Hiện tượng bão mặt trời được cho là sẽ gây tắc nghẽn mạng lưới giao thông, gây mất điện và làm gián đoạn các vệ tinh.
Báo cáo cảnh báo rằng các hệ thống GPS có thể ngừng hoạt động đến 3 ngày, khiến mạng lưới tàu lửa và vận tải biển bị ảnh hưởng tồi tệ.
Trong khi điện thoại di động và điện thoại cố định dự kiến ​​sẽ không bị ảnh hưởng, viễn thông vệ tinh và liên lạc vô tuyến tần số cao được sử dụng trong vận tải đường biển và hàng không cũng có thể ngưng trệ trong vài ngày.
Lưới điện cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng cúp điện ở một số khu vực.
Báo cáo trên cảnh báo rằng yếu tố có hại nhất của thời tiết khắc nghiệt trong không gian vũ trụ là sự phun trào cực quang lớn (coronal mass ejection – CME) – nơi mà các vụ phun trào lớn phóng ra các hạt mang nguồn năng lượng cao vào không gian.
Trái Đất sẽ hứng chịu "siêu lửa mặt trời"?
Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia của Anh (Met Office) hiện cung cấp các dự báo về thời tiết trong không gian vũ trụ để giúp công chúng và ngành công nghiệp chuẩn bị cho các cơn bão mặt trời mà có thể gây rủi ro cho cơ sở hạ tầng, như được trình bày trong đồ họa trên.
Báo cáo cũng cảnh báo rằng những ngọn lửa mặt trời lớn – gây ra bởi sự tích tụ nguồn năng lượng từ tính mà phát ra các luồng bức xạ trên khắp hệ mặt trời – cũng có thể gây ra rủi ro.
Bản báo cáo nêu rõ: "Thời tiết trong không gian vũ trụ bắt nguồn từ hoạt động của mặt trời. Hoạt động của mặt trời có thể phát ra tia X, các hạt năng lượng cao và các vụ phun trào cực quang plasma."
“Nếu hoạt động đó hướng về trái đất, nó sẽ có khả năng gây các tác động trên diện rộng."
"Những tác động này bao gồm sự mất điện, sự gián đoạn hàng không, mất thông tin liên lạc và sự xáo trộn của các hệ thống vệ tinh”.
Trong khi một dòng hạt năng lượng ổn định từ mặt trời gây rung lắc các hành tinh trong hệ mặt trời – được gọi là gió mặt trời – các tia lửa và các vụ phun trào phóng ra các luồng bức xạ hạt năng lượng rất mạnh.
HT (theo khoahoc.tv)
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)