Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Trái đất thứ 2 có thể là một “địa ngục trần gian”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiều nhà khoa học cho rằng Proxima b khó có điều kiện phù hợp cho sự sống phát triển.
Vào tháng 8/2016, ESO (Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu) đã xác nhận sự tồn tại của một tinh cầu Proxima b được mệnh danh là "Trái đất thứ 2" ở cực kỳ gần chúng ta – chỉ cách 4,5 năm ánh sáng.
Proxima b xoay xung quanh ngôi sao của nó theo chu kỳ 11 ngày, và với khoảng cách "chuẩn" để có một nhiệt độ rất cân đối, đủ để duy trì nước dạng lỏng trên bề mặt. Đây được cho là dấu hiệu để sự sống tồn tại trên "Trái đất thứ 2".
Proxima b xoay xung quanh ngôi sao của nó theo chu kỳ 11 ngày
Proxima b xoay xung quanh ngôi sao của nó theo chu kỳ 11 ngày.
Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc ĐH Villanova mới đây lại cho rằng, Proxima b nhiều khả năng giống nhưTatooine – hành tinh đá quay quanh một hệ sao nhị phân, giống như trong phim khoa học viễn tưởng Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars).
Edward Guinan – giáo sư khoa thiên văn học của ĐH Villanova cho biết, khả năng cao là Proxima b đã trải qua"một địa ngục" khoảng 300 – 400 triệu năm.
Điều này là do Proxima b quay xung quanh ngôi sao của nó ở khoảng cách gần, bằng 1/20 khoảng cách giữa Mặt trời và sao Thủy. Khi Proxima b được phát hiện lần đầu tiên, khoảng cách này được xem là có tiềm năng cho sự sống.
Khả năng cao là Proxima b đã trải qua "một địa ngục" khoảng 300 - 400 triệu năm.
Khả năng cao là Proxima b đã trải qua "một địa ngục" khoảng 300 – 400 triệu năm.
Nhưng giờ đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, hai ngôi sao của Proxima b được gọi là sao lùn. Khi còn trẻ, chúng sẽ bắn ra tia X và bức xạ tia cực tím – có thể khiến hành tinh nổ tung hoặc làm bốc hơi bất cứ chất lỏng nào trên hành tinh.
Các ngôi sao trẻ cũng phát ra tia lửa Mặt trời nguy hiểm và nếu có một thế giới quay quanh chúng – chúng có thể xé toạc bầu không khí ra khỏi hành tinh đó.
Giáo sư Edward Guinan cho rằng: "Thực sự là rất khó để có thể tồn tại sự sống trên Proxima b". Tuy nhiên, ta vẫn có hi vọng để tìm kiếm người ngoài hành tinh trên đó".
Proxima b vẫn có thể sinh sống được nếu sở hữu một từ trường mạnh
Proxima b vẫn có thể sinh sống được nếu sở hữu một từ trường mạnh.
Victoria Meadows thuộc Đại học Washington: "Proxima b vẫn có thể sinh sống được nếu sở hữu một từ trường mạnh, hoặc có 1 lượng hydro dồi dào để bảo vệ. Bằng không, Proxima b phải ở khoảng cách xa hơn ngôi sao của nó hơn bây giờ".
Kết luận được công bố trong cuộc họp Hội thiên văn Mỹ ở Texas.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)