Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trải nghiệm “có 1 không 2” trong tiết học giáo dục địa phương

Tạp Chí Giáo Dục

Sân khu hóa, làm món ăn đưng ph là nhng hình thc đc đáo trong ging dy ni dung giáo dc đa phương đang đưc nhiu trưng hc ti TP.HCM trin khai, mang đến nhng tri nghim “có 1 không 2” cho hc sinh.


Trưng THPT Nguyn Du (Q.10) t chc chương trình sân khu hóa đ ging dy ni dung giáo dc đa phương

Sân khu hóa tái hin Sài Gòn xưa

Mới đây, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) phối hợp cùng Câu lạc bộ Nghiên cứu Vinh danh văn hóa Phương Nam tổ chức sân khấu hóa môn giáo dục địa phương với chủ đề “Danh sư Võ Trường Toản vạn thế sư biểu vùng đất phương Nam”. Trong chương trình, các vấn đề về lịch sử, văn hóa của vùng đất Sài Gòn năm xưa và TP.HCM ngày nay đã được diễn giả tái hiện sinh động, ấn tượng. Giây phút lắng đọng nhất trong chương trình chính là được hiểu, được lắng nghe những điều minh triết từ cuộc đời và sự nghiệp của vị danh sư lẫy lừng đất phương Nam – cụ Võ Trường Toản. Lời cụ dạy bảo cho các bậc hậu sinh như một kho tàng quý báu về chữ nhân, chữ nghĩa ở đời. Hơn 300 năm đi qua, Sài Gòn năm nào đã lộng lẫy và rực rỡ nay lại càng rực rỡ hơn. Tên tuổi của vị danh sư đã hóa thành những hồn thiên của xứ sở.

Tại chương trình, cuộc đời và sự nghiệp của danh sư Võ Trường Toản được sân khấu hóa qua cách diễn xuất tài tình của các diễn viên, từng suy nghĩ, lời thoại của bậc tiền nhân xưa đã khiến cho cả trường nức nở trong sự xúc động khôn nguôi. Em Phương Thảo (học sinh của trường) chia sẻ, địa danh của Sài Gòn – Gia Định gắn với bao trang anh hùng còn lưu thơm sử sách. Cảm xúc chung của chương trình chính là mỗi người tham dự đều cảm thấy mình trưởng thành hơn, tự hào hơn khi ngày nay được sống trên từng con đường, từng tấc đất, góc phố mà cha ông đã gây dựng.

ThS. Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng nhà trường) xúc động cho biết: Bản thân tôi hôm nay đã vô cùng xúc động và tôn kính tài năng, đức độ danh sư Võ Trường Toản. Thông qua trích đoạn trên sân khấu, thế hệ hậu sinh của chúng ta đã học được nhiều bài học đạo đức làm người; trong đó bài học về đạo đức, về phụng sự nhân dân và Tổ quốc là hết sức quý báu. Chương trình khép lại chắc chắn để lại muôn vàn sự kính yêu của các em học sinh dành cho vị danh sư. Buổi học vô giá này để lại biết bao thông điệp hay cho một triết lý giáo dục. Những giờ học giáo dục địa phương hay và ý nghĩa như thế này dưới mái trường Nguyễn Du sẽ là những kỷ niệm đẹp đi cùng các em học sinh trên hành trình sống hôm nay và mai sau. Hiểu người xưa với bao tâm huyết cũng là để người thời nay lấy đó răn mình luôn là người tử tế.

Tri nghim làm món ăn đưng ph

Bước ra ngoài không gian lớp học, giờ học nội dung giáo dục địa phương khối 7 với chủ đề “Văn hóa ẩm thực TP.HCM” được Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) tổ chức giữa sân trường cho học sinh toàn khối. Theo đó, mỗi lớp (khối 7 có 6 lớp) làm một món ăn khác nhau, bao gồm: bánh mì, gỏi cuốn, bò bía, bánh tráng trộn, xoài lắc, trà tắc. Cô Nguyễn Hồng Phương (giáo viên công nghệ – phụ trách giờ học) chia sẻ, các món gỏi cuốn, bò bía, bánh mì, bánh tráng trộn, xoài lắc, trà tắc được giới thiệu trong chủ đề đều rất gần gũi với học sinh song lại mang nét đặc trưng của ẩm thực thành phố. Điều khó nhất là phải tạo được tiết học sinh động cho học sinh trải nghiệm một cách nhẹ nhàng, hiệu quả; không những học sinh được thực hành, biết cách làm món ăn mà còn hiểu thêm về các nét độc đáo của ẩm thực thành phố. “Trước khi tổ chức nội dung giáo dục địa phương với chủ đề “Văn hóa ẩm thực TP.HCM”, nhóm giáo viên đã xây dựng các bài giảng video giới thiệu ẩm thực TP.HCM xưa và nay cũng như một số món ăn tiêu biểu của thành phố, hướng dẫn cách làm món gỏi cuốn đưa lên hệ thống LMS. Học sinh sẽ học trên hệ thống và hoàn thành yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy về cách thực hiện một món ăn đặc trưng của thành phố. Điều này giúp các em có kiến thức khi bắt tay vào làm”, cô Hồng Phương cho biết.


Hc sinh Trưng THCS Nguyn Du (Q.1) tri nghim làm bánh mì kp trong gi giáo dc đa phương

Hào hứng nhận nhiệm vụ làm món bánh mì kẹp, Phạm Hoàng Yến (học lớp 7/4) cho biết cả lớp rất thích thú khi được làm “món ăn ngon nhất thế giới”, cùng phân công nhau chuẩn bị các nguyên liệu thật tươi ngon như thịt nguội, chả lụa, rau, dưa leo. Hoàng Yến bày tỏ: “Bánh mì kẹp Việt Nam nằm trong top 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Khi được tìm hiểu về món ăn này trong giờ học địa phương, em hiểu ra rằng chính sự độc đáo trong cách thức chế biến, hòa quyện giữa ẩm thực và sự dung dị của người dân TP.HCM đã giúp món ăn bình dân này lại được thế giới gọi tên, trân trọng”.

Thầy Nguyễn Công Phúc Khánh (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du) thông tin, nội dung giáo dục địa phương khối 7 năm học này không được nhà trường phân tiết theo từng tuần mà triển khai theo từng tháng (1 buổi/tháng) cho toàn khối với các chủ đề cụ thể. Ở từng chủ đề, nhà trường phân công nhóm giáo viên bộ môn phù hợp giảng dạy. Ví dụ, về ẩm thực do giáo viên công nghệ đảm nhiệm; chủ đề môi trường là giáo viên khoa học tự nhiên; hướng nghiệp là giáo viên giáo dục công dân giảng dạy… Đối với từng chủ đề, giáo viên sẽ soạn nội dung dựa trên các gợi ý của chương trình, hướng tới mục tiêu tạo sự hứng thú, mang đến cho học sinh trải nghiệm kiến thức địa phương. Các nội dung này trước khi dạy trực tiếp đều được giáo viên đưa lên hệ thống LMS theo dạng bài giảng video, để đảm bảo yêu cầu về chuyển đổi số đưa 35% nội dung chương trình lên trực tuyến. Học sinh sẽ tự học, giáo viên theo dõi quá trình tự học của các em trên hệ thống.

Thầy Phúc Khánh cho biết thêm, nội dung giáo dục địa phương ngoài cung cấp kiến thức địa phương thì còn hướng đến phát huy phẩm chất, năng lực học sinh. Do vậy, điều quan trọng nhất đó là dù triển khai theo hình thức nào thì đều phải thiết kế để học sinh cảm thấy thú vị, có những giờ học vui vẻ, trải nghiệm sinh động, không áp lực. Tuy nhiên, nếu triển khai không khéo thì có thể trở thành một môn học đơn thuần là lý thuyết suông, trong khi nội hàm đây là một hoạt động trải nghiệm.

Tại TP.HCM, nội dung giáo dục địa phương khối 7 được giảng dạy từ học kỳ II do gặp khó khăn khi phê duyệt tài liệu. Trong điều kiện thiếu giáo viên giảng dạy lại phải tăng tiết để đảm bảo đủ thời lượng 35 tiết/năm học đã buộc các trường phải sáng tạo khi thực hiện giảng dạy nội dung này.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)