Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Trải nghiệm để tăng cơ hội hiểu nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Không có ngành – trưng nào “hot”, mà ch có ngành – trưng phù hp vi bn thân. Làm sao đ biết ngành – trưng nào phù hp, các em nên đến trc tiếp đ tri nghim, tham d vào môn hc hay nhng bui hc ngoi khóa thuc ngành đó ti các trưng…

Hc sinh Trưng THPT Long Trưng đt câu hi cho Ban tư vn

Đây là lời khuyên được các chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần 10 năm 2018 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức tại Trường THPT Long Trường (Q.9) vừa qua. Tại đây, các chuyên gia đã cung cấp cho học sinh những thông tin tuyển sinh hữu ích, cách chọn ngành, chọn trường cho phù hợp và sự chuẩn bị tâm lý trước giờ G.

Không gii tiếng Anh: hc trưng “dy bng tiếng Anh” đưc không?

Đây là giải đáp của các chuyên gia trước băn khoăn của nhiều học sinh trong trường về việc không giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh) liệu có vào được những ngành mình yêu thích như quốc tế, quản trị sự kiện, marketing? Theo các chuyên gia, tại nhiều trường ĐH, trước khi bước vào học, sinh viên sẽ được “đổ nền” tiếng Anh, đảm bảo cho tất cả các thí sinh đều có đủ điều kiện để học bằng tiếng Anh. “Trường tổ chức những lớp tiếng Anh xếp lớp miễn phí cho sinh viên năm 1, tùy theo trình độ của sinh viên bằng các bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào. Sau đó, sinh viên sẽ được nâng cấp tiếng Anh lên dần qua các năm học, với 6 kỹ năng riêng biệt như nói, nghe, đọc, viết, ngữ pháp, dịch thuật. Riêng kỹ năng nói, sinh viên sẽ được học trực tiếp với giáo viên bản xứ”, ThS. Nguyễn Thị Hồng Dung (Giám đốc Chương trình Giáo dục Quốc tế, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn) chia sẻ.

Còn tại Trường ĐH Hoa Sen, PGS.TS Bùi Xuân An (đại diện trường) cho biết ngành quản trị sự kiện, marketing đào tạo ở trường dù học bằng tiếng Anh nhưng không nhất thiết ngay từ đầu vào trường, sinh viên phải giỏi tiếng Anh. “Các em sẽ được “đổ nền” tiếng Anh, tạo điều kiện cho sinh viên trong trường học tiếng Anh, đến khi nào các em đủ điều kiện tiếng Anh theo tiêu chuẩn của ngành học thì mới chính thức bắt đầu bước vào học”, PGS.TS Bùi Xuân An nói.

Chia sẻ rằng marketing và quản trị sự kiện là hai ngành rất gần nhau, PGS.TS Bùi Xuân An cũng nhấn mạnh, ngành marketing tại trường có mối liên hệ, quan hệ rất sâu với doanh nghiệp. Sinh viên ngay từ năm 2 đã được đến các doanh nghiệp để trải nghiệm mô hình. Do đó, tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay khi mới ra trường là rất cao. Với ngành quốc tế, đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết trường có liên kết với các trường nước ngoài nên giáo trình học là giáo trình quốc tế. “Sinh viên sẽ được học tiếng Anh ngay từ năm đầu tiên, nâng lên từ 25% đến 100%, tùy theo từng năm. Đặc biệt, với sự cọ xát với giáo viên bản xứ ngay từ những năm đầu tiên là một lợi thế cho sinh viên của trường về ngoại ngữ”, ThS. Nguyễn Thị Xiêm (Phó Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) cho biết. Còn tại Trường ĐH Luật TP.HCM, tiếng Anh lại là một yêu cầu đầu ra, điều kiện tiên quyết để sinh viên có thể tốt nghiệp ra trường. Vì thế, theo ThS. Cao Đặng Quỳnh Trâm (đại diện Trường ĐH Luật TP.HCM), sinh viên phải tự chủ động trong việc học tiếng Anh thì mới có thể ra trường bởi trường chỉ hỗ trợ sinh viên học miễn phí 2 khóa học tiếng Anh, tương đương trong 2 học kỳ.

Hc CĐ cũng có vic làm n đnh

Giữa băn khoăn của nhiều học sinh về việc trong khi nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH còn đang có nguy cơ thất nghiệp thì học CĐ liệu có thể xin được việc? Với vấn đề này, các chuyên gia chia sẻ rằng, có việc làm hay không không phụ thuộc vào bằng cấp, nhất là trong xã hội hiện nay, các nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên về kỹ năng nhiều hơn là quan tâm đến bằng cấp. “CĐ hay ĐH cũng vậy, phải có một thái độ học tập đúng đắn ngay từ khi bước chân vào trường. Trang bị cho mình những kỹ năng để thích ứng với xã hội. Thậm chí, ngay cả kỹ năng ngồi, kéo ghế ra, đẩy ghế vào cũng có thể quyết định được rằng bạn thành hay bại”, ThS. Nguyễn Thị Xiêm nhấn mạnh.

Trong khi đó, ThS. Nguyễn Long An Di (Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) cho hay: “Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thị trường lao động TP.HCM, tính đến năm 2025, số lượng nguồn nhân lực trình độ CĐ mà chúng ta còn thiếu là 95%”. Vì vậy, ThS. Nguyễn Long An Di khẳng định: CĐ cũng là một con đường để thành công, hoàn toàn có một công việc ổn định, thậm chí là rất thành công nếu các em biết nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh của bản thân. “Các trường CĐ chỉ tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển. Thời gian học tập chỉ mất 2 năm rưỡi, học phí cũng ít hơn nhưng cơ hội lại nhiều hơn”, ThS. Nguyễn Long An Di nói.

Đồng tình với quan điểm trên, ThS. Huỳnh Trọng Hiếu (Trưởng ban Tuyển sinh, Trường CĐ Đại Việt) cho biết chỉ cần đậu tốt nghiệp THPT là các em đã đủ điều kiện để xét tuyển vào các trường CĐ. Có rất nhiều ngành nhu cầu nhân lực đang rất cần mà chỉ đòi hỏi trình độ CĐ. Ví như ngành sư phạm mầm non, tại Trường CĐ Đại Việt có liên kết với nhiều trường mầm non để vừa tạo điều kiện cho sinh viên thực tập công việc, vừa bảo đảm cho các em có thể tìm được việc ngay sau khi ra trường. Tuy nhiên, theo ThS. Huỳnh Trọng Hiếu, do đặc thù là ngành “chăm sóc, nuôi dạy trẻ” nên nếu muốn học, các em cần phải có những tố chất cơ bản của ngành, mà trước hết là tình yêu với trẻ.

Ch cn “yêu”, s có nhiu cách đến

Đó là chia sẻ của ThS. Đặng Kiên Cường (Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) trước câu hỏi của học sinh “nếu yếu môn tin học thì có thể học được ngành CNTT không?”.

Theo ThS. Đặng Kiên Cường, ngành CNTT có hai hướng đào tạo, đó là chuyên ngành CNTT với những đặc thù như khoa học máy tính, phần cứng… và một hướng “mềm” hơn là gắn CNTT với một lĩnh vực cụ thể như hệ thống thông tin công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản. “Nếu đam mê ngành CNTT mà lại không đủ tự tin để giỏi về CNTT thì các em nên xem mình thích gì nữa, mê gì nữa để kết hợp cùng với CNTT, vừa nâng cao khả năng của bản thân mà lại tạo ra cho mình thêm những cơ hội. Ví dụ, CNTT có thể học kết hợp với luật, với y…”, ThS. Đặng Kiên Cường khuyên.

Còn theo TS. Vũ Hồng Vận (Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM), để biết mình phù hợp với ngành nào, ngoài những trắc nghiệm bản thân thì sự trải nghiệm học tập, thực hành tại các trường ĐH cũng là một cách để khám phá tố chất bản thân, hiểu hơn về ngành nghề mà các em sẽ chọn lựa. “Các em có thể tham dự những tiết học cùng với các sinh viên hoặc cùng trải nghiệm những buổi học ngoại khóa của trường. Các trường luôn hoan nghênh các em đến”, TS. Vũ Hồng Vận nhấn mạnh.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)