Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trải nghiệm lịch sử qua đường Trường Sơn huyền thoại

Tạp Chí Giáo Dục

Bo tàng Trưng Sơn, ct mc Km0, đa danh ngm khe Rinh… là nhng mô hình do hc sinh Trưng THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) thc hin đ hc môn giáo dc quc phòng – an ninh và mt s môn khác. T nhng mô hình này, các em có dp nhìn li mt thi quá kh hào hùng đ t đó hun đúc thêm tình yêu quê hương đt nưc, lòng t hào dân tc.


Hc sinh trong trưng tìm hiu v các hin vt trưng bày trong bo tàng

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tuyến chi viện chiến lược đường Trường Sơn (nay là đường Hồ Chí Minh) là một trong những nhân tố có vai trò quyết định đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. Trên cung đường huyền thoại này biết bao người lính, thanh niên xung phong, người dân đã nằm lại mãi mãi cho độc lập thống nhất của đất nước. Ngày nay đất nước đã hòa bình nhưng một thời oanh liệt ở cung đường huyền thoại vẫn còn in đậm trong ký ức những người đã từng dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Với giới trẻ, nhất là học sinh tại TP.HCM, các em chỉ biết đường Trường Sơn huyền thoại qua sách báo, tài liệu hoặc qua những chuyến đi thực tế. Để hiểu hơn về một thời hào hùng của dân tộc, các em học sinh lớp 10, 11 và 12 trong trường đã tái hiện nhiều mô hình: Bảo tàng Trường Sơn, cột mốc Km0, địa danh ngầm khe Rinh…


Cng vào Bo tàng Trưng Sơn do hc sinh phc dng

Trong vai trò hướng dẫn viên, các em học sinh đã đưa khách tham quan dãy Trường Sơn trong thời kháng chiến – mô hình dài 50m, bắt đầu là Bảo tàng Trường Sơn. Bằng những vật liệu tái chế như giấy bìa cứng, chai nhựa…, các em đã chế tạo thành nhiều hiện vật như hóa chất, đạn dược, dụng cụ liên lạc thời chiến… Mỗi hiện vật được các em chú thích cụ thể để khách tham quan có thể tìm hiểu thông tin. Tiếp theo là cột mốc Km0 – điểm khởi đầu của con đường huyền thoại.  Cột mốc số 0 nằm cạnh bờ sông Con, dưới chân động Truông Dong, ẩn mình trong dãy đại ngàn Bồ Bồ – Ba Xanh, Động cầu ở Trại Lạt xưa (nay là thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Ngày 27-4-1990, cột mốc số 0 được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Cột mốc này được xây dựng trong khuôn viên đẹp, có suối nước chảy quanh, trước mắt là đường Trường Sơn cũ đi qua nghĩa trang liệt sĩ. Nhà truyền thống hiện đang trưng bày nhiều hiện vật quý. Tại đây, khách tham quan nắm được kiến thức từ cột mốc không số bằng đá granit được dựng đầu tiên, đến cột mốc bằng gỗ khắc chạm “Đường Hồ Chí Minh Km0”. Sau đó, khách tham quan chiêm ngưỡng mô hình ngầm khe Rinh (Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thuộc tỉnh Quảng Bình). Em Nguyễn Ngọc Quỳnh Trâm (học lớp 12D3) cho biết, do có rất ít tư liệu được ghi lại nên nhóm đã phải thực hiện rất nhiều nghiên cứu để tìm kiếm thông tin mới có thể hình dung ra được hình dáng của địa danh ngầm khe Rinh. Từ đó nhóm tái hiện mô hình giống thực giúp cho người tham quan có thể hình dung dễ dàng. “Các vật liệu nhóm sử dụng gần như hoàn toàn từ vật liệu tái chế, có sẵn. Để những vật trưng bày trông giống thật nhất, nhóm đã sử dụng sơn để tạo hiệu ứng thời gian. Nhóm chọn ngầm khe Rinh vì đây là một địa danh mang tính lịch sử nhưng lại ít được các bạn học sinh biết tới”, Quỳnh Trâm bày tỏ.


Mô hình ngm khe Rinh


Mô hình ct mc Km0


Thy Nguyn Xuân Thin (th 2 t phi qua) cùng hc sinh chnh trưc mô hình Bo tàng Trưng Sơn

Tiếp theo là các mô hình tái hiện lại những địa danh ở nhiều địa phương mà đường Trường Sơn đi qua. Mỗi địa phương tương ứng một chủ đề giúp học sinh không chỉ thấy được đường Trường Sơn thời chiến tranh mà còn qua các thời kỳ phát triển tới thời điểm hiện tại. Thầy Nguyễn Xuân Thiện (giáo viên môn giáo dục quốc phòng và an ninh của trường) cho biết, đây là dự án học tập nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về đường Trường Sơn để các em có thêm hiểu biết về con đường huyền thoại này. Từ những hiểu biết đó, các em có thêm lòng tự hào dân tộc, trân quý những giá trị lịch sử, đóng góp suy nghĩ của mình với mục tiêu phát huy các giá trị tài nguyên của dãy Trường Sơn”.

Kiu Khánh

Bình luận (0)