Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trải nghiệm vẻ đẹp Hà Nội qua tiết học văn

Tạp Chí Giáo Dục

Sm vai hưng dn viên du lch, biên tp viên sn xut bn tin, trình din áo dài… là nhng hot đng tri nghim “có 1 không 2” ca hc sinh lp 10C10 Trưng THPT Phong Phú (huyn Bình Chánh, TP.HCM) trong tiết hc văn trên lp mi đây vi d án V đp Hà Ni.


Hc sinh sm vai hưng dn viên du lch đưa các bn tham quan Hà Ni

Dự án Vẻ đẹp Hà Nội tái hiện một cách sinh động, trực quan về không gian văn hóa Hà Nội mà học sinh đã học trong bài 4 chương trình Ngữ văn lớp 10 (bộ sách Cánh diều) có văn bản “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa”. Bước ra từ sách vở, không gian lớp học trở thành không gian của Hà Nội xưa và nay – tiết học được thiết kế như một tour tham quan du lịch, học tập trải nghiệm tại Hà Nội, có những tà áo dài thanh lịch, với Hồ Tây, Hồ Gươm, phở Hà Nội…

Không gian văn hóa Hà Ni trong lp hc

Cô Hoàng Thị Khánh Huyền (giáo viên môn ngữ văn của trường) chia sẻ, một trong những cách hay nhất để tìm hiểu văn hóa là trực tiếp trải nghiệm. Khi dạy về văn hóa Hà Nội, đa phần học sinh chỉ biết đến Hà Nội qua sách, báo chứ chưa có dịp đặt chân đến để tham quan, trải nghiệm về văn hóa vùng đất ngàn năm văn hiến. Vì thế, mục tiêu mà dự án Vẻ đẹp Hà Nội hướng tới là trao cho học sinh cơ hội để các em được tự mình tìm hiểu một cách chủ động, hứng thú về văn hóa Hà Nội, được thực hành những kỹ năng trong môn học. Qua đó giúp mỗi học sinh hoàn thiện nhiều điều từ kỹ năng, bồi đắp phẩm chất và hiểu sâu hơn kiến thức bài học.

Tham gia vào dự án, 47 học sinh lớp 10C10 được chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, xoay quanh tìm hiểu về văn hóa Hà Nội: Hướng dẫn viên du lịch Hà Nội; trình diễn áo dài Hà Nội; vẽ tranh về Hà Nội; làm cốm làng Vòng; đố vui văn hóa dân gian Hà Nội; viết văn bản thông tin về Hà Nội bằng loại hình phi ngôn ngữ; biên tập viên viết tin về dự án. Sản phẩm của mỗi nhóm được thiết kế đan xen nhau, vừa có hình ảnh, vừa được các em thuyết minh, trình bày những bài hát về Hà Nội tạo không gian nên thơ trong tiết học. Đặc biệt, để học sinh có những trải nghiệm chân thực nhất về văn hóa Hà Nội, cô Huyền cho hay, dự án còn có sự xuất hiện của những vị khách “đến từ Hà Nội”, hướng dẫn học sinh về cách làm cốm làng Vòng, chia sẻ về những câu chuyện thú vị về văn hóa, con người Hà Nội. Là một trong những vị khách mời, cô Nguyễn Thị Thành (Tổ trưởng Tổ ngữ văn của trường) cho biết, dù không sinh ra tại Hà Nội song chính vẻ đẹp văn hóa Hà Nội đã ảnh hưởng và thấm đẫm trong cô. Từ nhỏ cô đã được ba mẹ dạy về nếp sống thanh lịch, biết cả thêu thùa, may vá, vẽ tranh. Vẻ thanh lịch của người Hà Nội toát ra từ nét ăn, nét mặc, lời chào…, những điều tự hào đó được cô giữ gìn cả khi công tác tại TP.HCM.


Hc sinh tri nghim làm cm làng Vòng

Lần đầu tiên được trải nghiệm làm cốm làng Vòng, Kim Thanh (học sinh trong lớp) cho biết, dù chưa được ra thăm Hà Nội nhưng việc học văn qua dự án đã giúp em học thêm được nhiều kiến thức về văn hóa, lịch sử Hà Nội chứ không chỉ là tưởng tượng từ những trang sách nữa. Không gian Hà Nội như mở ra trước mắt em, qua những địa danh như lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, những tà áo dài đầy thanh lịch… “Ngay trong chính tiết học, chúng em đã được đi tham quan Hà Nội”, Kim Thanh bày tỏ. Trong vai trò hỗ trợ viết bản tin về Hà Nội, Nguyễn Cẩm (học sinh trong lớp) chia sẻ, ngoài kiến thức về văn hóa Hà Nội, chúng em được học thêm kỹ năng sử dụng ứng dụng công nghệ, được thảo luận cùng bạn bè, việc học trở nên nhẹ nhàng hơn. “Vượt xa một tiết học thông thường, tiết học về văn hóa Hà Nội đã mang đến cho chúng em những trải nghiệm “có 1 không 2”. Ngồi tại lớp học chúng em vẫn được du ngoạn về Hà Nội”, Nguyễn Cẩm nói.

Giáo viên dám làm, không ngi khó

Trường THPT Phong Phú ở ngoại thành, hàng năm điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 thấp, song trong thực hiện đổi mới giáo dục, nhà trường đã có nhiều sáng tạo, chủ động đổi mới mang đến cho học sinh những trải nghiệm mới mẻ ở môn học và các hoạt động giáo dục. Cô Nguyễn Thị Minh Tâm (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất nhà trường không thua kém so với các trường ở nội thành. Tuy nhiên, đối tượng học sinh nhà trường còn yếu về các kỹ năng, chưa thực sự mạnh dạn… Vai trò của giáo viên, nhà trường là phải làm sao tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm để học sinh tham gia, hòa mình vào, qua đó giúp các em được thể hiện, phát huy những năng khiếu của bản thân, trang bị cho các em thêm nhiều kỹ năng để tự tin, mạnh dạn và sáng tạo hơn. “Nhà trường luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các tổ bộ môn được sáng tạo, đổi mới dựa trên đặc thù đối tượng học sinh. Học sinh rất thích thú và hào hứng tham gia vào sự sáng tạo, đổi mới của thầy cô, các em trưởng thành hơn rất nhiều. Đặc biệt, khi giáo viên mạnh dạn đổi mới, phụ huynh rất đồng hành. Chính sự đổi mới, sáng tạo của giáo viên sẽ kéo gần khoảng cách cho học sinh ngoại thành và nội thành”, cô Tâm cho hay.


Tiết mc trình din áo dài xưa

Theo cô Hoàng Thị Khánh Huyền, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mang đến nhiều thuận lợi để giáo viên được sáng tạo trong môn học. Bởi lẽ với chương trình mới, ở tất cả các môn học, học sinh được trao cơ hội để được hoạt động trong môn học như làm việc nhóm, thuyết trình, ứng dụng công nghệ thông tin, phản biện… Từ đó các em có được nhiều kỹ năng hơn, có sự chủ động, mạnh dạn hơn. Hơn hết, chương trình mới đặt mục tiêu định hướng nghề nghiệp, dễ dàng để giáo viên lồng ghép trải nghiệm nghề nghiệp cho học sinh. Do vậy, khi giáo viên có sự sáng tạo trong môn học, học sinh hòa mình rất nhanh, thậm chí các em mang đến nhiều ngạc nhiên cho giáo viên khi “vượt xa những mong đợi ban đầu của thầy cô”. “Điều quan trọng là giáo viên phải dám làm, không ngại khó chứ không phải lo học sinh không có năng lực. Trên thực tế, với dự án Vẻ đẹp Hà Nội, học sinh đã thể hiện những năng lực mà chính giáo viên cũng phải bất ngờ: Những bức tranh vẽ về Hà Nội rất đẹp; sự duyên dáng tự tin khi các em sắm vai hướng dẫn viên; những bài thuyết trình về Hà Nội rất hay… Nhiều em vốn rất nhút nhát nhưng khi được thầy cô trao cơ hội để phát huy năng khiếu bản thân thì đã trở nên mạnh dạn, hòa đồng hơn”, cô Huyền bày tỏ.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)