Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Trái ngọt” của chương trình mới ở bậc THCS

Tạp Chí Giáo Dục

K thi tuyn sinh 10 năm 2025 là k thi đu tiên theo Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018, do đó kết qu thi đưc xem là ct mc đ ngành giáo dc TP.HCM đánh giá cht lưng dy và hc bc THCS sau mt vòng trin khai chương trình.

Kết quả thi tuyển sinh 10 phản ánh hiệu quả triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THCS tại TP.HCM

Hiu quc đu ca Chương trình GDPT 2018

So sánh phổ điểm môn toán trong kỳ thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM trong 2 năm 2024 và 2025, ThS. Lô Quốc Khải (chuyên viên môn toán, Phòng GD-ĐT Q.Tân Phú) chỉ ra sự dịch chuyển đáng kể về điểm số tập trung của các thí sinh, từ 7.170 thí sinh đạt điểm 5 năm 2024 so với 4.580 thí sinh đạt điểm 7 năm 2025.

Theo ThS. Khải, điều khởi sắc là mức độ phân hóa của đề thi vẫn đảm bảo và không có sự phân tán quá chênh lệch về biên độ điểm của thí sinh qua các mức đạt được (36 thí sinh đạt điểm 10 năm 2025 so với 49 thí sinh năm 2024). Tuy mức độ đề thi đã giảm nhẹ (từ 8 câu năm 2024 sang 7 câu năm 2025) nhưng với đặc điểm đa dạng hơn về nội dung (xác suất thống kê, toán thực tế về phương trình quy về bậc hai), mang lại sự cân bằng về tâm lý dạy – học cho cả giáo viên và học sinh.

“Kết quả thi cho thấy các nhà trường đã đầu tư hơn về chất lượng giảng dạy, có sự chuẩn bị dài hơi hơn về việc ôn tập cho học sinh. Tuy nhiên, số thí sinh dưới điểm 5 còn chiếm 36,7% cho thấy các nhà trường vẫn còn cần đầu tư thêm các giải pháp để ôn tập, hướng dẫn cho học sinh”, ThS. Khải nhìn nhận.

Thầy Nguyễn Hữu Thanh (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản 1, TP.Thủ Đức) khẳng định, phổ điểm môn tiếng Anh phản ánh rõ hiệu quả của việc triển khai Chương trình GDPT 2018 sau một chặng thực hiện ở bậc THCS.

“Thay vì đánh đố ngữ pháp hoặc thiên về từ vựng học thuộc, đề thi hướng đến kiểm tra toàn diện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, nhất là khả năng đọc hiểu, vận dụng ngữ cảnh và xử lý tình huống thực tiễn. Cấu trúc đề thi được thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực, buộc học sinh phải huy động tư duy tổng hợp – điều vốn ít được chú trọng trước đây. Đây chính là minh chứng cho thấy sự đổi mới trong kiểm tra đánh giá đang tác động ngược lại phương pháp dạy học: giáo viên không thể chỉ truyền đạt kiến thức tách biệt mà buộc phải tích hợp kỹ năng, tư duy phản biện và rèn luyện năng lực ngôn ngữ toàn diện cho học sinh”, thầy Thanh phân tích.

Tương tự, với phổ điểm môn ngữ văn, ThS. Trần Lê Duy (giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đánh giá đề thi được xây dựng hợp lý, phát huy vai trò môn học trong kiểm tra tư duy, năng lực diễn đạt và cảm thụ văn học của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tuyển sinh. Mức điểm phổ biến nhất là 6,75 với 5.936 thí sinh, cho thấy đề thi vừa sức với phần lớn thí sinh, có khả năng phân loại tốt. Nhóm thí sinh đạt điểm dưới 3 chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chứng tỏ đề thi đảm bảo kiểm tra được kiến thức, kỹ năng cơ bản. Số lượng thí sinh đạt điểm trên 8 giảm dần rõ rệt, đặc biệt điểm 9 trở lên chiếm số lượng rất ít, phản ánh đề thi có tính phân hóa cao ở nhóm điểm giỏi.

“Phổ điểm cho thấy TP.HCM đã rất nỗ lực và theo sát định hướng phát triển năng lực theo yêu cầu Chương trình GDPT 2018. Đặc biệt là cấu trúc đề thi, đáp án bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018. Đảm bảo yêu cầu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, tính mở của đề và các mức độ kiểm tra tư duy của học sinh”, ThS. Duy nhấn mạnh.

Tiếp tc đi mi theo đnh hưng phát trin năng lc hc sinh

Dù đánh giá cao kết quả sau một chặng triển khai Chương trình GDPT 2018 ở bậc THCS, song các thầy cô giáo nhận định, việc đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần tiếp tục được đẩy mạnh.

ThS. Trần Lê Duy cho rằng, việc dạy học không nên dừng ở việc cung cấp kiến thức hay hướng dẫn học sinh học thuộc mẫu bài, mà cần tập trung rèn năng lực đọc hiểu, viết, nói và nghe. Trong đó, nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa và năng lực viết nghị luận cá nhân có vai trò then chốt, cần được ưu tiên đầu tư cả về thời lượng lẫn phương pháp. Đặc biệt, giáo viên cần thay đổi cách dạy học: không “truyền đạt bài văn mẫu” hay ép học sinh viết theo khuôn định sẵn, mà giúp học sinh làm chủ các kỹ năng thể hiện quan điểm cá nhân, lập luận thuyết phục, trình bày một cách sáng rõ, logic. Tức là hướng dẫn học sinh hiểu được bản chất giao tiếp của các kiểu bài và các kỹ năng cần thực hiện trong quy trình viết, đặc biệt là tìm ý và lập dàn ý. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo hướng thực hành, phản biện, phối hợp. Song song nâng cao năng lực xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá.

“Để học sinh đạt được mức điểm cao, từ 7 trở lên, cần tăng cường các hoạt động luyện viết có phản hồi cụ thể và xây dựng thói quen đọc hiểu có phân tích. Việc tổ chức các buổi “viết trong lớp”, “sửa bài trực tiếp”, hoặc các tiết học “phân tích tiêu chí chấm điểm” sẽ giúp học sinh hiểu rõ mình đang ở đâu và cần cải thiện điều gì”, ThS. Duy gợi ý.

Thầy Nguyễn Hữu Thanh khẳng định, thay đổi trong cách ra đề thi thúc đẩy đổi mới thực chất trong dạy học tiếng Anh ở bậc THCS theo hướng phát triển năng lực người học. Yêu cầu đặt ra cho việc đổi mới môn tiếng Anh không chỉ dừng lại ở nội dung kiến thức, mà cần chuyển mạnh sang phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ thực tế. Đòi hỏi giáo viên cần tăng cường tổ chức hoạt động học tập gắn với tình huống giao tiếp, tích hợp kỹ năng đọc, viết, nghe, nói trong từng đơn vị bài học. Đặc biệt, việc kiểm tra đánh giá định kỳ cần bám sát định hướng năng lực, thay vì chỉ kiểm tra kiến thức rời rạc.

“Nhà trường cần xây dựng môi trường học tập tiếng Anh tương tác, ứng dụng công nghệ hướng tới nâng cao năng lực tự học và mở rộng kết nối quốc tế, giúp học sinh không chỉ học để thi mà còn thực sự sử dụng được ngôn ngữ như một công cụ tư duy, giao tiếp toàn cầu”, thầy Thanh đặt vấn đề.

Trong khi đó, theo ThS. Lô Quốc Khải, để giúp học sinh tiệm cận hơn nữa với yêu cầu đổi mới của đề thi tuyển sinh, nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch chương trình bộ môn. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo Chương trình GDPT 2018; phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của học sinh; tập trung xây dựng các chuyên đề nâng cao kỹ năng của học sinh: tư duy, phân tích, phản biện và liên kết các dữ liệu của bài toán thực tế…

“Điều quan trọng là cần có sự thống nhất cao về tư tưởng của học sinh, phụ huynh và giáo viên đối với sự đổi mới đề thi môn toán”, ThS. Khải nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)