Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trầm cảm: Cần phải xem là bệnh thông thường

Tạp Chí Giáo Dục

“Va qua, Trung tâm Cp cu (TTCC) 115 đã cp cu kp thi mt bnh nhân nam (Q.Tân Phú, TP.HCM) b ri lon tâm thn. Bnh nhân có các biu hin kích đng, hoang tưng sp b ngưi khác sát hi nên la hét, tay cm dao da nt nhng ngưi xung quanh. Sau khi đưc đi cp cu trm cm trn an, cho dùng thuc an thn, bnh nhân đã đưc đưa vào bnh vin điu tr”, BS.CKII Nguyn Duy Long – Giám đc TTCC 115 TP.HCM k.


Nhân viên Trung tâm Cp cu 115 trong ca trc tiếp nhn các cuc gi cp cu

Nhiu bnh nhân đưc cp cu trm cm

Bệnh nhân nói trên là một trong các bệnh nhân được TTCC 115 cấp cứu kịp thời theo mô hình cấp cứu trầm cảm. Mô hình này được triển khai từ ngày 25-7-2022 theo Kế hoạch 5041 của Sở Y tế TP.HCM về việc tổ chức các hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân TP sau đại dịch Covid-19.

Thực hiện mô hình, TTCC 115 đã cử 5 bác sĩ (BS) tham gia học lớp tâm thần cơ bản; đồng thời cùng với Bệnh viện (BV) Tâm thần xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan trong từng tình huống cụ thể tại cộng đồng để thiết lập mạng lưới hệ thống “cấp cứu trầm cảm”; thiết lập kênh tiếp nhận “cấp cứu tâm thần” qua Tổng đài 115; kết nối với kênh tư vấn 19001267 của BV Tâm thần.

Kênh tiếp nhận “cấp cứu tâm thần” đã giúp cho hoạt động cấp cứu, điều trị đạt hiệu quả hơn. Trước đây, TTCC 115 cấp cứu các trường hợp bệnh nhân qua cuộc gọi thông báo của công an, người nhà bệnh nhân hoặc cộng đồng xã hội nhưng nay có thêm thông tin từ BV Tâm thần. Các BS kênh tư vấn 19001267 khi phát hiện trường hợp có nguy cơ liền thông báo qua Tổng đài 115 để được cấp cứu. Mặt khác, qua kênh tư vấn 19001267, lực lượng 115 có thể xin sự tư vấn đối với các ca bệnh khó.

Đến nay, sau hơn một tháng thí điểm, mô hình “cấp cứu trầm cảm” đã bước đầu phát huy hiệu quả. Tổng đài TTCC 115 đã tiếp nhận 24 cuộc gọi xin tư vấn về chăm sóc sức khỏe tâm thần được chuyển qua Tổng đài tư vấn 19001267 của BV Tâm thần TP; trung tâm cũng đã thực hiện cấp cứu cho 11 bệnh nhân tâm thần…

Trm cm đến mc… t sát

Tham gia đội cấp cứu ngoại viện tại TTCC 115, BS Đồng Ngọc Hiền kể, cách đây hơn một tháng, chị và đồng nghiệp đã cấp cứu kịp thời một bệnh nhân nữ (khoảng 30 tuổi, Q.10) bị kích động thần kinh. Bệnh nhân hoang tưởng cho rằng những người xung quanh đang cố sát hại nên từ chối tiếp xúc với người nhà, tay cầm dao đề phòng. Khi đội cấp cứu đến, ghi nhận bệnh nhân đang có hành vi đập phá đồ đạc, la hét, tự cào cấu bản thân. Tuy nhiên, sau hơn một giờ đồng hồ tiếp xúc, nói chuyện, trấn an, bệnh nhân cảm thấy an tâm nên dần bình tĩnh, bỏ dao xuống và nói chuyện với đội cấp cứu.

Trong thời gian 3 năm làm việc, BS Hiền cũng tiếp cận, cấp cứu nhiều bệnh nhân có sức khỏe tâm thần không ổn định, sử dụng chất kích thích; có trường hợp trầm cảm tự uống thuốc tại nhà, có ý định tự sát. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được cứu sống kịp thời.

“Cách đây khoảng 2 tuần, đồng nghiệp của tôi tham gia mô hình “cấp cứu trầm cảm” đã nhận được cuộc gọi cấp cứu một bệnh nhân nam rối loạn tâm thần (khoảng 40 tuổi). Bệnh nhân khóa cửa phòng, cắt mạch máu tự sát. Đáng tiếc, khi đội cấp cứu đến nơi thì người này đã tử vong do mất nhiều máu”, BS Hiền kể.

Bnh nhân tâm thn còn b k th

“Hậu Covid-19 cần phải quan tâm nhiều đến sức khỏe tâm thần vì dịch bệnh xảy ra để lại sự đau thương, mất mát rất lớn trong cộng đồng, xã hội. Nếu không có giải pháp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến trầm cảm; thậm chí không can thiệp kịp thời có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc”, BS Long nói.

Tuy nhiên, không giống cấp cứu thông thường, Giám đốc TTCC 115 cho rằng, đội ngũ cấp cứu tâm thần khó tránh được các phản kháng từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong khi nhân lực lại quá mỏng (chỉ có 3 người – một BS, một điều dưỡng và một tài xế). Vì thế, rất cần có sự hỗ trợ kịp thời của lực lượng chức năng như công an, chính quyền địa phương để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế đối với những tình huống bệnh nhân kích động. Bên cạnh đó, cần có hành lang pháp lý để lực lượng 115 thực hiện can thiệp trên đối tượng có hành vi nguy cơ; cần có bộ công cụ hướng dẫn phù hợp cho việc nhận diện bệnh nhân và can thiệp phù hợp.

Trong bối cảnh thiếu BS chuyên khoa tâm thần rất cần quan tâm phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần từ cộng đồng – y tế cơ sở – BV – BV chuyên sâu để hỗ trợ người dân được nhiều hơn; có chính sách hỗ trợ tài chính vì các trường hợp này không thu phí.

Mặt khác, “trong khi các nước phát triển coi bệnh tâm thần là bệnh thông thường thì nước ta vẫn còn những mặc cảm, kỳ thị. Các chuyên gia tâm thần Việt Nam và trên thế giới cũng đều công nhận trong cuộc sống, kể cả người bình thường trong thời điểm khó khăn có thể gặp vấn đề sức khỏe tâm thần nhưng không để ý vì lý do nào đó đã vượt qua được trong thời gian ngắn. Bệnh tâm thần hiện hữu mỗi ngày, quan trọng là việc chấp nhận như thế nào, có vượt qua được không”, BS Long nói.

“Đối với kế hoạch tổng thể chăm sóc sức khỏe tinh thần của ngành y tế kể từ khi người dân chưa có vấn đề tinh thần phải được chăm sóc để không xảy ra bệnh. Trường hợp gọi đến TTCC 115 là lúc bệnh đã nặng. Việc đẩy mạnh truyền thông để người dân quan tâm đến sức khỏe tâm thần nhiều hơn là rất cần thiết, để từng người có chiến lược can thiệp vượt qua”, BS Long nhấn mạnh.

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)