Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trầm cảm sau sinh: Tưởng nhẹ mà… nặng không tưởng

Tạp Chí Giáo Dục

Bác sĩ Phm Th Lê Uyên – Khoa Sn Bnh vin Th Đc (TP.HCM) cho biết, theo nhiu thng kê, có khong 10-20% ph n sau khi sinh rơi vào ri lon tâm lý, trm cm. Nếu không đưc phát hin và có phương pháp điu tr tâm lý đúng cách thì chng trm cm sau sinh có th gây ra nhng hu qu đáng tiếc và nguy him đến tính mng ca c m ln con…


Ph n sau sinh chu nhiu áp lc v tâm lý, do đó rt cn s quan tâm ca gia đình đ phòng tránh nguy cơ b trm cm (nh minh ha)

Nhng tai nn đau lòng

Từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã xảy ra một số vụ tai nạn đáng tiếc do người mẹ gây ra cho bản thân cũng như đứa con mình dứt ruột đẻ ra.

Gần đây nhất là vụ việc xảy ra tại một chung cư trên đường Nguyễn Xiển (TP.Thủ Đức, TP.HCM) khiến hai người tử vong. Cụ thể, khoảng 4 giờ sáng 4-10, người dân đi tập thể dục phát hiện chị N.T.T.T (33 tuổi, quê Khánh Hòa) cùng con trai 3 tháng tuổi rơi lầu tử vong tại khuôn viên tòa chung cư này. Người dân đã gọi nhân viên y tế đến cấp cứu, tuy nhiên người mẹ đã tử vong. Bé trai được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.

Được biết, chị T. vừa sinh đôi một trai một gái, đang sống cùng chồng và mẹ chồng tại tầng 12 của tòa nhà.

Trước đó, cũng tại TP.HCM đã xảy ra một vụ việc đau lòng – mẹ ném con ruột từ tầng 5 xuống đất dẫn đến tử vong. Theo đó, sáng 14-6, vợ chồng chị P.T.Q. (SN 1985, quê Long An) đưa con ruột là cháu H. (2 tháng tuổi) đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (huyện Bình Chánh, TP.HCM) khám bệnh. Tại đây, bác sĩ kết luận cháu H. bị trào ngược dạ dày thực quản. Vì không tin kết quả khám bệnh và muốn khám lại nhưng chồng can nên chị Q. đã cãi nhau với chồng. Sau đó, người chồng xuống căng tin ngồi, còn chị Q. ẵm con đi đăng ký khám lần 2. Sau khi kiểm tra, bác sĩ kết luận cháu H. phổi yếu, trào ngược dạ dày thực quản và cho nhập viện để điều trị.

Nghĩ con mình bệnh nặng, không có tiền chữa bệnh. Bên cạnh đó, con thường xuyên khóc khiến vợ chồng chị mệt mỏi, stress nên chị Q. đã ném con từ tầng 5 xuống đất khiến cháu H. tử vong.

Sau khi ném con, chị Q. vào ngồi tại một căn phòng ở lầu 6. Khoảng 20 phút sau, bảo vệ tìm thấy chị Q. và đã vận động, hỗ trợ người này đến công an đầu thú. Bước đầu, công an nghi vấn người mẹ có dấu hiệu trầm cảm.

Cũng trong tháng 6-2022, tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã xảy ra vụ người mẹ đạp gãy chân con. Làm việc với Công an huyện Lục Ngạn, người mẹ khai nhận do bản thân bực tức việc con trai nghịch ngợm làm mất chìa khóa xe máy dẫn đến mất bình tĩnh, không kiểm soát được hành vi nên đã đánh con.

Bước đầu, cơ quan công an nhận định người mẹ đã có dấu hiệu của hành vi hành hạ con cái và cố ý gây thương tích. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do người này bị trầm cảm sau sinh. Cụ thể, thời điểm xảy ra vụ việc người phụ nữ này đang nuôi con nhỏ gần 1 tuổi, cả ngày chỉ một mình trông nhà, nuôi con vì chồng đang đi lao động ở nước ngoài. Điều này dẫn đến việc người mẹ dễ nóng nảy, không kiểm soát được bản thân nên đã đánh đập con cái.

Bt k ngưi m nào cũng có th b trm cm

Tâm lý phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng, kết hợp nhiều yếu tố tác động gây nên chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị tâm lý đúng cách thì chứng trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc và nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Theo đó, để khắc phục những hậu quả đau lòng có thể xảy ra, Khoa Sản – Bệnh viện TP.Thủ Đức thường xuyên tổ chức những lớp học tiền sản cho các bà bầu.

Bác sĩ Uyên cho biết, trầm cảm sau sinh là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, thay đổi về thể chất và tâm lý, hành vi sau khi sinh con. Họ thường có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, cáu gắt, buồn chán, lo lắng nhiều vấn đề trong đời sống. Rối loạn này dễ gặp ở bất kỳ người mẹ nào, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất ở phụ nữ lần đầu sinh con và bệnh thường phát triển trong vòng 1 năm đầu sau sinh. Theo nhiều thống kê, có khoảng 10-20% phụ nữ sau khi sinh rơi vào rối loạn tâm lý, trầm cảm. Trong đó có 15% trường hợp xuất hiện trầm cảm trong 3 tháng đầu sau sinh, 15-25% xảy ra trong năm đầu sau sinh.


Phim chp chân bé H. (xã Quý Sơn, huyn Lc Ngn, tnh Bc Giang) b m đp gãy

“Trầm cảm có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể tự khỏi, nhưng cũng có nhiều trường hợp nặng không can thiệp điều trị kịp thời dẫn đến người mẹ mất tự chủ, xuất hiện hành động tự hủy hoại bản thân, thậm chí chọn cách kết thúc sinh mệnh cả mẹ và con”, bác sĩ Uyên nhấn mạnh.

Triệu chứng trầm cảm sau sinh gồm: Cảm thấy chán nản hoặc tuyệt vọng, mất hứng thú với hoạt động; lãnh đạm và rút lui với gia đình, bạn bè; thay đổi thói quen ăn uống, ngủ nghỉ; cảm thấy mệt mỏi hầu hết các ngày; cảm thấy giận dữ và cáu kỉnh; cảm thấy tội lỗi, không xứng đáng, không có giá trị; thiếu tập trung và hay quên; hay kích động hoặc trở nên thờ ơ; thiếu quan tâm hoặc quan tâm quá mức tới con; lo sợ mình sẽ làm hại em bé; xuất hiện lo âu bất thường, ảo giác, suy nghĩ kỳ quái.

Có nhiều yếu tố dẫn đến trầm cảm sau sinh như có tiền sử trầm cảm hoặc các bệnh tâm thần khác; thay đổi hormone sau sinh; khó khăn tài chính, thay đổi công việc, bệnh tật hoặc trải qua sự mất mát nào đó; thay đổi về mối quan hệ xã hội, thiếu mạng lưới hỗ trợ vững chắc; nuôi con có nhu cầu đặc biệt hoặc những trẻ đòi hỏi mức độ chăm sóc cao; gia đình có tiền sử về các vấn đề sức khỏe tâm thần.

“Trầm cảm sau sinh không phải là lỗi của người mẹ, đó là một tình trạng sức khỏe có thể điều trị được bằng cách chia sẻ cảm xúc của bản thân với các chuyên gia, mẹ bỉm sữa có thể tìm được giải pháp. Đồng thời, mẹ bỉm sữa cũng có thể tạo ra những thay đổi tích cực có tác động lớn đến hạnh phúc trọn vẹn của bản thân…”, bác sĩ Uyên khuyến cáo.

Hòa Triu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)