Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trăm năm nghề bún Vân Cù

Tạp Chí Giáo Dục

Trăm năm nghề bún Vân Cù - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Trăm năm nghề bún Vân Cù Audio

Có truyn thng hơn 400 năm, ngh bún Vân Cù (xã Hương Toàn, th xã Hương Trà, TP.Huế) không ch vang danh bi si bún ngon mà ngh làm bún ca bà con nơi đây còn góp phn to đim đến cho du khách thp phương tham quan và tri nghim làng ngh th công truyn thng…

Người làm bún Vân Cù giữ nghề suốt 400 năm 

Gi ngh truyn thng trăm năm

Bình minh ở Vân Cù thật đẹp. Đồng ruộng như thừa hưởng sự tươi tốt của phù sa sông Bồ tưới tắm quanh năm nên cây lúa lên xanh mướt. Ông Nguyễn Sanh Minh – một chủ cơ sở sản xuất bún Vân Cù chỉ tay về phía đồng làng, nói: “Bún Vân Cù được người làm nghề chọn lựa kỹ càng từ những hạt lúa giống Khang Dân chắc mẫy. Đó là loại gạo có thể cho ra những sợi bún ngon được chọn lựa giữa muôn vàn giống lúa khác nhau”.

Hơn năm phát triển nghề làm bún, ông Minh luôn nỗ lực để vừa góp phần gìn giữ nghề truyền thống của ông cha, vừa sáng tạo và đổi thay, cải tiến để đảm bảo các tiêu chí cho ra sản phẩm đạt chuẩn OCOP của quê hương, gìn giữ và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. “Xưởng của tôi tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên, mỗi ngày sản xuất khoảng 5, 6 tạ bún, bỏ mối cho các nhà hàng, quán ăn trong vùng. Bún Vân Cù có 3 loại bún con, bún lá và bún mớ. Tùy theo nhu cầu của từng hàng quán hay tiệc tùng mà khách đặt mua”, ông Minh cho biết.

Hơn 30 năm tuổi nghề, ông Nguyễn Phú kể: “Nghề bún gia đình bắt đầu từ đời ông nội tôi. Ngày trước, nghề làm bún hoàn toàn bằng thủ công. Nhà theo nghề thì lúc nào cũng xem chiếc chày, chiếc cối giã gạo và khuôn vặn bún như vật bất ly thân. Đó là chưa kể lò lửa luộc bún rồi thúng, mủng đựng bún… Bây giờ, để bắt nhịp đời sống hiện đại, người làm bún có nhiều cải tiến, sáng tạo hơn như đầu tư máy móc, xây dựng hệ thống bếp núc, thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, các công đoạn thủ công đảm bảo cho sợi bún thơm ngon theo kinh nghiệm của cha ông vẫn được tiếp tục gìn giữ”. Theo ông Phú, một mẻ bún ngon tức là những sợi bún không quá bở cũng không quá dai. Để tạo ra bún ngon thì người làm bún phải khéo léo pha cân đối tỷ lệ giữa gạo và bột lọc. Đó là chưa kể, hạt gạo sau khi rửa sạch cám phải được ngâm nước 2 ngày để tạo độ dẻo. Gạo ngâm xong sẽ chuyển qua công đoạn giã, gạn lọc thành bột khô, đem vào nấu chín và đánh bột nhuyễn thành hồ. Sau đó mới cho hồ bột vào khuôn để tạo thành sợi bún. “Sợi bột sau khi đi qua khuôn được nhúng ngay vào nước đang sôi để bún được tươi và thơm ngon hơn”, ông Phú nói.

Những gánh bún Vân Cù đi muôn nơi trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Qua bao thăng trầm thời cuộc, người Vân Cù vẫn một lòng giữ nghề truyền thống. Hiện Vân Cù có hơn 130 hộ dân làm nghề bún với khoảng gần 400 lao động tại địa phương có việc làm. Bình quân mỗi ngày làng bún Vân Cù cho ra thị trường khoảng 20 tấn bún tươi. Bún Vân Cù còn gắn với đặc sản bún bò Huế được thực khách khắp nơi biết đến. Có lẽ đó cũng là lý do để người làm bún Vân Cù luôn nỗ lực và tự hào về sản phẩm quê xứ của mình.

Đim đến du lch tri nghim hp dn

Trong nỗ lực giữ nghề truyền thống, người Vân Cù chọn bún đăng ký sản phẩm OCOP. Đây cũng là sản phẩm chủ lực của xã Hương Toàn. Điều này góp phần phát triển thương hiệu bún tươi Vân Cù, cũng là cách để phát triển làng nghề bền vững hơn. Bún Vân Cù góp mặt trong hầu hết các lễ hội festival làng nghề truyền thống Huế và được du khách muôn nơi biết đến, tìm về thưởng thức.

Năm 2014, làng ngh bún tươi Vân Cù đưc công nhn làng ngh truyn thng ca tnh Tha Thiên – Huế (nay là TP.Huế). Tháng 12-2024, B Văn hóa – Th thao và Du lch ban hành quyết đnh v công b ngh th công truyn thng làm bún Vân Cù vào danh mc Di sn văn hóa phi vt th quc gia.

Câu chuyện về lai lịch nghề bún Vân Cù đầy hấp dẫn và cuốn hút du khách mỗi lần đến với làng nghề này. Theo các bậc cao niên trong làng, nghề bún Vân Cù gắn với quá trình khai canh lập làng hơn 400 năm về trước. Đến nay, gia đình có truyền thống làm nghề lâu nhất đã trải qua 6 đời kế nghiệp. Vào mỗi dịp 22 tháng giêng âm lịch, người Vân Cù không ai bảo ai đều làm lễ cúng tổ nghề.

Tương truyền, ngày xưa khi đoàn người từ Đàng Ngoài theo chân chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp tại làng Cổ Tháp (nay là vùng đất thuộc huyện Quảng Điền). Trong đoàn người ấy có một cô gái xinh đẹp và giỏi nghề bún. Ở vùng đó người dân sống bằng nghề làm lúa. Cô gái ấy chọn làm nghề bún để sử dụng trực tiếp nông sản của bà con làm ra. Vì bún ngon và quý tính tình cô gái ấy nên dân làng gọi bằng cái tên trìu mến là “Cô Bún”. Một ngày nọ vì bị kẻ xấu ghen ghét hãm hại nên cô buộc phải rời đi. Vân Cù là nơi cô gái ấy chọn ở lại lập nghiệp và truyền dạy nghề làm bún cho dân làng. Nghề bún của người Vân Cù có từ ngày đó và tiếp tục được duy trì, phát triển cho đến hôm nay.

Chủ tịch thị xã Hương Trà – Nguyễn Duy Hùng chia sẻ, nghề thủ công truyền thống bún Vân Cù trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự và tự hào của người dân làm bún nói riêng và quê hương nói chung. Nghề bún không chỉ mang đến món ăn đậm hương vị quê xứ mà còn mở ra cơ hội về quảng bá, xúc tiến và thu hút khách du lịch đến Huế, tham gia trải nghiệm làng nghề truyền thống. Địa phương sẽ có những hoạt động cụ thể nhằm quảng bá, tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc của Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm bún Vân Cù nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Hàn Giang

Bình luận (0)