Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Trấn cổ Thúc Hà : Tồn tại như một truyền thuyết

Tạp Chí Giáo Dục

Trấn cổ Thúc Hà về đêmNgày tháng ở Lệ Giang thật êm đềm. Từ những căn nhà xưa cổ, những con hẻm tĩnh mịch, những tiếng chuông ngựa ngân reo cho đến những thiếu nữ dân tộc Nạp Tây, tất cả đều mang một cảm giác quen thuộc.

Trấn cổ Thúc Hà (thuộc Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) cách cổ thành Lệ Giang khoảng 4 km, cũng có phố Tứ Phương, cũng có dòng sông chảy xuyên qua trấn. Thúc Hà và Bạch Sa là nơi cư trú sớm nhất của cộng đồng người Nạp Tây. Hai địa danh này cùng với trấn cổ Đại Nghiên đều được liệt vào danh sách “Di sản văn hoá thế giới”.

Từ phía nam đi vào trấn, du khách sẽ bắt gặp quán trọ Hậu Điểu. Cách trang trí đẹp mắt trên đố cửa quán trọ khiến cho du khách phải hiếu kỳ nhìn vào bên trong. Đi qua khu vườn yên ắng không bóng người, theo những bậc thang lên trên lầu, mảnh sân thượng rộng lớn mở ra cả một quang cảnh tuyệt đẹp trước tầm mắt. Nếu ngồi xuống bên cạnh một chiếc bàn café ở đó, du khách sẽ nhìn thấy tổng quát toàn trấn Thúc Hà. Ở phía dưới, dòng sông Thanh Long chảy hiền hoà dưới chân cầu Đại Thạch. Trong trấn, màu vàng của cây dương và màu xanh của những cành liễu đang xen giữa màu gạch ngói đen phủ tầng tầng lớp lớp trên những bức tường. Phía sau lưng trấn, lấp lánh màu trắng bạc đang sáng toả giữa khung trời xanh trong. Đó chính là màu của ngọn núi tuyết Ngọc Long mỹ lệ.

Núi tuyết Ngọc Long

Ban ngày ở phố Tứ Phương là nơi nhộn nhịp nhất Thúc Hà. Quầy bánh nướng, quầy “tàu hủ thúi”, quầy “mì đậu kê” (*) nhộn nhịp nối tiếp nhau, đủ mùi đủ vị. Du khách có thể tận hưởng cảm giác thư giãn khi vừa trò chuyện vừa thưởng thức các món ăn ở đây.

Nguồn nước suối vô tận từ đầm Cửu Đỉnh và đầm Sơ Hà làm cho hai con sông chảy qua trấn Thúc Hà lúc nào cũng trong veo tinh khiết. Nước trong xanh đến nỗi có thể nhìn thấy cây cỏ đang đung đưa ở phía dưới. Ánh sáng mặt trời chiếu vào lòng sông dập dờn, đẹp đến nỗi chẳng ai nỡ quấy nhiễu những con cá đang bơi lội tung tăng dưới đó. Hiếm nơi nào có nguồn nước trong lành đến vậy. Thế nên người dân ở đây vẫn hay dùng nước sông để rửa rau, vo gạo. Mỗi sáng sớm, họ còn ra sông lấy nước uống cho cả ngày.

Đúng như lời ghi trên tấm biển hiệu của một quán rượu : “Đọc sách, trò chuyện, thả hồn, nằm mộng”. Ánh nắng chiếu dìu dịu của trấn cổ Thúc Hà khiến người ta ngơ ngẩn.

Dòng sông chảy qua trấn cổNgười Nạp Tây ở đây có truyền thống rất lạ. Đàn ông thì hoặc là “cầm kỳ thư hoạ”, hoặc là “thuốc rượu trà”, nếu không cũng rảnh rỗi “vui chó thú chim”. Người phụ nữ ngược lại, bận bịu làm việc hết cả ngày cả tháng. Vì vậy khi đi trên đường, nếu có bắt gặp hình ảnh một cô gái Nạp Tây với chiếc gùi đầy củi nặng nhọc trên lưng hay hình ảnh một người đàn ông trung niên nhàn rỗi đi dạo với con chim ưng trên tay mình thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả.

Lúc mặt trời mùa thu lặn xuống, những tia nắng còn sót lại chiếu trên đồng cỏ tạo ra một cảnh quan lạ mắt, du khách ắt hẳn sẽ cảm nhận được có diều gì thần bí nơi đây. Quang cảnh Thúc Hà mênh mông rộng lớn, trấn cổ vì thế mà tồn tại như là một truyền thuyết vậy.

Theo webdulich

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)