Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trang bị cho con kỹ năng hạn chế ạn bạo lực học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Trong thi gian gn đây nn bo lc hc đưng không ch din ra nam hc sinh mà còn c n tham gia vi các mc đ đáng báo đng, thm chí có nhng v rt kinh hoàng, đ li hu qu vô cùng thương tâm.


Các bc ph huynh cn trang b cho con mt s k năng đ hn chế nn bo lc hc đưng. Ảnh: IT

1. Điển hình là nữ sinh Trường THCS Hà Hồi huyện Thường Tín (Hà Nội) đánh một nữ sinh khác cùng khối ngày 16-9-2022 gây chấn thương. Tính riêng chỉ từ đầu tháng 9-2022 đến nay, ở tỉnh Thừa Thiên – Huế đã xảy ra 3 vụ nữ sinh còn mang đồng phục đánh nhau, gióng hồi chuông báo động nạn bạo lực học đường. Chiều 14-9-2022, nữ sinh T.T.H.L (Trường THCS Lộc Thủy, Phú Lộc) bị một số bạn cùng lớp túm giật tóc, rồi bị nữ sinh tên H.T.L.A dùng khúc cây nhỏ đánh vào đầu gây toác đầu, chảy máu. Nạn nhân đã nhanh chóng được đưa đi cấp cứu, thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Chân Mây. Đáng nói là nhiều học sinh khác thản nhiên không can ngăn, mà còn dùng điện thoại quay clip. Liên tiếp những vụ bạo lực học đường do nữ sinh gây ra đã làm “dậy sóng” cộng đồng mạng và gây sự phẫn nộ dư luận. Các bậc phụ huynh cần lưu ý dù là các em gây ra bạo lực hay những em là nạn nhân bị bạo lực thì đều chịu nhiều hệ lụy tiêu cực trong tương lai. Nó gây ra những tổn thương, thiếu hụt về niềm tin giữa con người với con người, niềm tin giữa các em đó với bạn bè trong nhóm. Các em luôn luôn sống cùng những nỗi bất an, bất ổn trong cuộc sống của mình, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Chính điều đó làm hạn chế việc các em có thể thích ứng trong đời sống xã hội và nó làm thui chột tài năng, cảm xúc của chính các em này với cuộc sống.

2. Có nhiều nguyên nhân gây nên những hành vi bạo lực ở nữ sinh. Để giải mã lý do tại sao thời gian gần đây lại xuất hiện những video clip nhóm nữ sinh đánh hội đồng một hoặc một số nữ sinh khác, các chuyên gia tâm lý cho rằng: Về đặc điểm tâm lý giới tính nữ có những vấn đề đáng lưu ý. Nữ sinh thường rất nhạy cảm, hay để ý những điều nhỏ nhen, dễ thay đổi thất thường, cảm xúc không ổn định và khó kiểm soát. Lòng hiềm khích, ghen tị, đố kỵ xảy ra nhiều nhất giữa đám bạn nữ cùng trang lứa với nhau, nó được nhen nhóm từ những lý do nhỏ nhặt, vụn vặt, nó bắt nguồn từ các mối quan hệ không thỏa mãn được những mong muốn của bản thân. Lòng ghen ghét xuất phát từ ý nghĩ muốn phủ nhận kẻ khác, hạ thấp vị thế của người khác. Học sinh nữ ở bậc phổ thông trung học đã và đang trải qua thời kỳ dậy thì – là giai đoạn có nhiều biến động về tâm sinh lý, nhất là nhu cầu mong muốn thể hiện mình và muốn mình là tâm điểm của mọi sự chú ý. Các em gây sự, bạo hành với đối phương – nhằm mục đích chính nhất là tung hê cho cả thiên hạ biết “chiến tích” của mình.

Vì thế, để ngăn chặn hành vi bạo lực trong học sinh nói chung và học sinh nữ nói riêng, chúng ta hãy bắt đầu từ gia đình. Cha mẹ phải luôn luôn là những người gương mẫu trong lời nói cũng như hành động của mình. Gần gũi con nhiều hơn, giáo dục dục trẻ sống là biết yêu thương, tôn trọng người khác. Việc làm này phải diễn ra thường xuyên, liên tục chứ không phải chờ khi con có hành vi bạo lực mới tác động. Để các em học sinh không còn ứng xử với nhau theo kiểu giang hồ, thì gia đình hãy chung tay sẻ chia cùng nhà trường và xã hội cần quan tâm đến giáo dục thế hệ trẻ một cách thiết thực, với những hình thức cụ thể, phong phú và hiệu quả như thông qua các lớp rèn kỹ năng sống, tạo điều kiện cho các em tham gia các câu lạc bộ thanh thiếu niên, các hoạt động văn hóa – thể thao lành mạnh, tích cực… lồng ghép các hoạt động sinh động, hấp dẫn để trang bị kiến thức về pháp luật, về đạo đức, về cách ứng xử phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và chuẩn mực xã hội.

3. Các bậc phụ huynh cần trang bị cho con một số kỹ năng để hạn chế nạn bạo lực học đường.

Làm chủ hành động của mình: Trang bị cho con những cử chỉ cương quyết để đối phó với những bạn hay gây sự. Hãy thuyết phục con rằng, những trẻ biết cương quyết và tỏ ra tự tin thì ít trở thành mục tiêu của những đứa trẻ hay đi kiếm chuyện ức kiếp… Nhưng quan trọng nhất là cho trẻ tham gia một lớp học võ thuật để biết kiểm soát, làm chủ bản thân và biết ra tay đúng lúc để tự vệ chính đáng. Như vậy, bạn có thể giúp cho trẻ hình dung ra các hình thức để ứng phó với bọn gây sự đó là cảnh cáo bọn gây rối hoặc “đối thoại, hoặc đối đầu”. Nhưng dù hình thức nào đi nữa cũng phải cố gắng, không nên gây thù hằn và thương tích cho đối thủ. Đó cũng là cách giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân.

Biết kiềm chế, tự chủ: Với học sinh, va chạm có khi chỉ vì hiểu lầm, vì ghen tức khi cảm thấy bị thua thiệt, thậm chí do yêu đương… mà mâu thuẫn bộc phát, dẫn đến hành vi bạo lực. Do đó, trẻ cần được dạy phải biết kiểm soát, tiết chế cảm xúc không tích cực, để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Không xúc phạm, trêu ghẹo người khác: Rất nhiều trường hợp bạo lực xảy ra khi có một sự xúc phạm, trêu đùa người khác quá đà mà do trẻ nông cạn, thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng, thậm chí cố ý gây ra. Đôi khi, sự xúc phạm chỉ là sự vô tình, như trêu ghẹo bạn, làm lộ một bí mật của bạn, nói lời chạm đến nỗi đau của bạn… Do đó, trong ứng xử, trẻ cần được dạy cách tôn trọng lẫn nhau với tinh thần “điều gì mình không thích thì đừng làm cho người khác”. Có những biểu hiện chưa phù hợp trong ứng xử thì cần được uốn nắn ngay.

Biết bảo vệ, bênh vực bạn đúng cách: Tinh thần chung là trẻ cần được dạy phương châm sống “thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh”, nhưng trong việc bảo vệ và đấu tranh phải đúng cách, đúng sức, hợp lý, hợp tình. Bảo vệ bạn không phải là bênh vực vô lối, khi bạn đã làm điều không đúng; bảo vệ bạn không có nghĩa là bao che cái lỗi của bạn; bảo vệ bạn không phải là làm tổn thương đến người khác… Bảo vệ bạn cũng tùy theo khả năng của mình, tùy vào hoàn cảnh cụ thể, tránh làm sự việc trầm trọng hơn, mâu thuẫn của bạn với người khác nặng nề hơn.

Biết nơi cần cầu cứu kịp thời: Trong rất nhiều sự việc, bản thân trẻ không thể tự xử lý được tình huống mà cần có sự hỗ trợ, giúp sức của người lớn. Do đó, trẻ cần được hướng dẫn rằng khi xảy ra “sự cố” trong các mối quan hệ bạn bè thì có thể tìm đến với ai để làm “trọng tài”, để nghe lời khuyên thay vì tự mình giải quyết theo cách riêng, mà thường do thiếu trải nghiệm, thiếu vốn sống nên trẻ có thể xử lý không phù hợp. Trong trường học, khi cần thiết, trẻ có thể gặp giáo viên chủ nhiệm, giám thị, tổng phụ trách Đội, trợ lý thanh niên, chuyên viên tâm lý học đường… Khi có người cần trợ giúp, người được cầu cứu cần có mặt ngay và có biện pháp xử lý kịp thời, hợp lý, để dập tắt “ngòi nổ” có thể dẫn đến bạo lực.

Lê Phm Phương Lan
(Giảng viên tâm lý)

Bình luận (0)