Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trang bị kỹ năng tự lập sớm cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc này, nhiu trưng tiu hc ti TP.HCM đã đưa hot đng nu ăn, làm bếp, dn dp nhà vào hưng dn cho hc sinh, nhm trang b cho các em k năng t lp sm.


Hc sinh Trưng Tiu hc Khai Minh (Q.1) đi siêu th mua thc phm nu ăn

Hc nu ăn, làm bếp, đi siêu th

Tiết học kỹ năng pha chế nước tắc của học sinh lớp 3G Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Q.3) diễn ra thật thú vị. Khác với các tiết học thông thường, trong tiết học này học sinh được làm quen với dao, dụng cụ làm bếp và được học ở một không gian hoàn toàn mới, đó là phòng kỹ năng của trường.

Phụ trách tiết học, cô Nguyễn Thị Thùy Dương (giáo viên chủ nhiệm lớp 3G) dành thời gian đầu tiết học hướng dẫn học sinh cách sử dụng dao, kéo và các vật dụng làm bếp một cách an toàn. Học sinh trong lớp chăm chú lắng nghe, sau đó cùng nhau thực hiện từng công đoạn pha chế nước tắc. “Hôm nay cô và các em sẽ cùng học cách pha chế nước tắc nhé. Sau tiết học này, các em có thể tự mình pha chế cho ba mẹ ly nước tắc thơm ngon khi ba mẹ đi làm về mệt”, cô Dương nói.

Cô Dương đánh giá, khi tham gia các tiết học kỹ năng làm bếp, học sinh vô cùng hào hứng, thích thú. Các em chờ đợi đến ngày học, nóng lòng hỏi cô hôm nay được thực hành món gì, nhiều em còn lên kế hoạch thực hiện món ăn cho cả nhà vào cuối tuần… “Học sinh tiểu học còn nhỏ, đa phần ba mẹ ít cho các em tiếp cận với bếp núc vì sợ không an toàn. Tuy nhiên, ở lứa tuổi tiểu học các em rất cần được trang bị các kỹ năng bếp núc cơ bản để có thể tự chủ, tự lập được trong nhiều tình huống, ví dụ như ba mẹ đi làm về muộn có thể tự biết cách nấu mì để ăn; khi ba mẹ đi công tác có thể tự vào bếp nấu bữa ăn đơn giản. Vì thế, việc trang bị các kỹ năng làm bếp cho học sinh tiểu học hiện nay là hết sức cần thiết, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống”, cô Dương chia sẻ.

Tương tự, học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Khai Minh (Q.1) mới đây đã có hành trình trải nghiệm vô cùng mới lạ: Đi siêu thị, mua những vật dụng cần thiết. “Chắc chắn học sinh nào cũng đã được đi siêu thị mua sắm với gia đình. Thế nhưng, hôm nay các em đi siêu thị với một tâm thế khác – tự quyết định những món đồ mình cần mua, tính toán mua bao nhiêu là đủ với số tiền mà ba mẹ cho trước đó. Năm học này, lần đầu tiên học sinh Trường Tiểu học Khai Minh được tham gia lớp học nấu ăn miễn phí tại trường”, đại diện Ban Giám hiệu nhà trường cho hay.


Hc sinh Trưng Tiu hc Nguyn Thái Sơn (Q.3) trong gi hc nu ăn

Xuyên suốt quá trình học sinh đi mua sắm tại siêu thị luôn có sự giám sát, theo dõi của giáo viên và bảo mẫu. Với học sinh lớp 1, để tính toán được những vật dụng cần mua, cân đối trong số tiền hiện có là điều không hề đơn giản. “Qua trải nghiệm thực tế mua sắm tại siêu thị, nhà trường mong muốn trang bị sớm cho học sinh lớp 1 các kỹ năng về quản lý tài chính, chi tiêu; giúp các em quý trọng hơn giá trị sức lao động. Ngoài ra, từ các kỹ năng trong chuyến trải nghiệm, các em cũng có thể ứng dụng vào những lần đi siêu thị cùng gia đình, có thể cùng ba mẹ tính toán chi tiêu trong gia đình”, vị đại diện Ban Giám hiệu nhà trường cho biết thêm.

Giúp hc sinh thích ng vi các tình hung trong cuc sng

Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn đưa tiết học kỹ năng làm bếp vào giảng dạy cho học sinh, với thời lượng 1 tiết/lớp/tháng tại phòng học kỹ năng của trường, nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng sống thiết thực phù hợp lứa tuổi. Thầy Đinh Hữu Đắc (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết giáo viên chủ nhiệm sẽ sắp xếp các giờ hoạt động trải nghiệm để thiết kế tiết học kỹ năng. Trong tiết học này, tùy thuộc vào lứa tuổi học sinh, từng lớp, giáo viên sẽ lựa chọn các món ăn cơ bản, đơn giản, đảm bảo dinh dưỡng để hướng dẫn học sinh thực hiện. “Các món ăn được giáo viên lựa chọn đưa vào giảng dạy cho học sinh rất đơn giản, quen thuộc, thông qua đó trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, với học sinh lớp 1, giáo viên sẽ tập trung hướng dẫn các em cách nhặt rau, quét nhà, rửa bát, pha chế nước chanh; học sinh lớp 3 thì được học làm các loại bánh; học sinh lớp 5 thì được học cách chiên trứng, xào rau…”, thầy Đắc cho hay.

Theo thầy Đắc, mục tiêu lớn nhất mà nhà trường hướng tới khi mạnh dạn mở lớp học kỹ năng trong năm học này là nhằm trang bị sớm cho học sinh những kỹ năng tự lập, biết tự phục vụ, có thể chủ động thích ứng với các tình huống trong cuộc sống như khi ba mẹ vắng nhà thì có thể tự vào bếp để nấu các món ăn đơn giản cho bản thân. Khi đã biết cách sử dụng các vật dụng làm bếp một cách an toàn, biết cách chế biến một số món ăn, các em có thể phụ giúp ba mẹ công việc nhà, công việc làm bếp… “Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, học sinh đến trường không chỉ để học chữ mà còn cần phải được học rất nhiều kỹ năng cần thiết. Trước giờ, việc dạy các kỹ năng làm bếp, kỹ năng sử dụng tài chính thường được quan tâm nhiều ở bậc trung học. Ở bậc tiểu học ít được quan tâm với quan điểm học sinh còn nhỏ. Thế nhưng, ở lứa tuổi tiểu học các em cần phải được trang bị những kỹ năng sống này, từ đó giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn. Thông qua đó hướng các em đến giá trị sống biết sẻ chia, yêu thương, gắn kết tình cảm gia đình”, thầy Đắc bày tỏ.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)