Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trang giấy nháp của một thời khó khăn…

Tạp Chí Giáo Dục

Đi hc thưng phi có v nháp, đó là chuyn bình thưng ca ngưi hc. Bi khi làm bài tp, bài văn, bao gi chúng ta cũng phi làm nháp trưc, sau đó mi viết hoàn chnh vào v hoc t giy làm bài kim tra, bài thi. Rt ít trưng hp mà khi kim tra viết, thi c, hc sinh viết thng trc tiếp vào t giy làm bài.


Theo tác gi, trưc đây do đi sng khó khăn, hc sinh thưng “sưu tp” nhng chiếc phong bì cũ, lt mt trong ri vut phng làm giy nháp (nh minh ha)

Nếu viết sai thì bôi xóa hoặc muốn bổ sung ý thì rất lúng túng, khó xử lý. Tờ giấy làm bài lúc đó thiếu sạch sẽ, bôi xóa nham nhở làm mất cảm tình người chấm. Vì vậy, vở nháp, giấy nháp luôn trở thành vật “bất ly thân” của người học!

Những trang vở nháp của một thời đi học trước đây tôi không bao giờ quên được, bởi lúc ấy cả miền Bắc chịu cảnh tàn phá ác liệt của bom đạn Mỹ. Tôi học lớp 8 (hệ 10 năm) vào năm học 1971-1972, đúng ngay thời kỳ quyết liệt khi Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc, hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam. Chiến tranh đã làm xáo trộn tất cả mọi sinh hoạt đời thường, trong đó có việc học của chúng tôi. Thuở ấy, vở đóng sẵn không có mà cửa hàng mậu dịch chỉ bán phân phối những tập giấy màu nâu vàng hoặc giấy làm kiểu thủ công (nhiều khi còn sót lại những cọng rơm giữa trang giấy). Mua về, mình tự đóng thành tập (dùng kim chỉ đóng); tìm kiếm họa báo (báo ảnh cũ) bọc lại làm bìa và tự làm nhãn dán vào cho đẹp. Còn về khoản giấy nháp thì tất cả đều phải tự lực cánh sinh, phải “tích cực sáng tạo” mới có được! Phải nói rằng chính trong gian khổ, thiếu thốn mà chúng tôi mới “sáng chế” được những vở giấy nháp mà bây giờ các bạn trẻ không thể nào hình dung, tưởng tượng nổi. Trước hết là tận dụng vở cũ của các năm học trước để “tái chế” thành vở nháp. Cách làm như sau: Dùng vôi bột hòa với nước với liều lượng vừa phải, khuấy đều và để nước lắng lại cho trong. Chắt lớp nước trong này vào chậu và chúng ta ngâm những vở cũ vào đó. Khoảng hơn bảy, tám phút sau, khi vở đã ngấm đều, chúng ta đưa ra phơi giữa nắng (nếu để lâu giấy sẽ rã ra từng miếng). Điều kỳ diệu đã xảy ra là các dòng chữ đều đã mất hoặc mờ tùy theo chất lượng mực viết! Hồi ấy, có loại mực Hồng Hà (sau này có mực Cửu Long) rất bền màu. Có khi phải ngâm vài lần rồi phơi khô mới làm mờ được chúng. Loại vở nháp này sử dụng khá tốt vì khi viết nháp, chúng tôi thường sử dụng bút chì. Nếu sử dụng bút mực thì đôi khi nó bị nhòe chút ít. Loại vở nháp này được tận dụng lâu dài từ thế hệ anh chị qua thế hệ các em vì viết nháp bằng bút chì; sau đó mình xóa và tiếp tục viết nháp lên vẫn tốt. Bên cạnh đó là “sưu tầm” vỏ bao xi măng ở các công trường xây dựng để làm vở nháp. Nhờ mẹ, anh chị khi đi làm đồng, đi ngang qua công trường thì ghé vào xin vỏ bao, miếng vụn mang về. Công việc đầu tiên là “giặt vỏ bao” bằng cách để vào chậu nước, dùng chổi nhỏ quét sạch bụi xi măng còn bám vỏ bao. Xong phơi khô để chuẩn bị “sản xuất” theo công nghệ thủ công truyền thống. Vì đây là những mảnh bao giấy không đều nhau nên phải dùng dao, kéo cắt, rọc từng tờ; sao cho chúng bằng nhau như cuốn vở. Có khi phải để tờ nguyên, to ở bên ngoài cho “mỹ thuật”, phía bên trong là tờ nhỏ hơn hoặc bị xéo góc (giấy lành đùm giấy rách). Dùng kim lớn và dây gai (loại dây rất bền, có lá làm bánh gai) để đóng lại thành tập. Ưu điểm của vở nháp bằng giấy xi măng này là tha hồ viết nháp bằng bút mực vì giấy này dai và bền. Hơn nữa, giấy cũng khá sáng vì có màu vàng nhạt. Hạn chế là giấy hơi dày, mỗi tập chỉ đóng được khoảng mười tờ là đã cộm lên trong cặp sách! Song song đó, một loại vở nháp khác hồi ấy là tận dụng các loại tập hóa đơn của các cơ quan, cửa hàng mậu dịch, cửa hàng lương thực đã qua sử dụng. Bạn nào có anh chị, người thân làm trong các cơ quan này thì luôn được hưởng “ân huệ” ấy! Thuở ấy, khỏi phải bàn về “đẳng cấp” của loại vở nháp này. Đặc điểm của nó là giấy trắng, phần hóa đơn chỉ sử dụng một mặt, còn mặt sau trắng tinh “trên cả tuyệt vời” dùng để viết nháp cho sướng. Ngoài ra, với bản chất cần cù, chịu khó, tiết kiệm của con người xứ Nghệ, chúng tôi thường “sưu tập” những chiếc phong bì cũ, lật mặt trong, vuốt phẳng hoặc vỏ bao thuốc lá mà người ta bỏ đi để viết nháp vào mặt trong… Sự sáng tạo không ngừng đã tạo nên những cuốn vở nháp muôn hình vạn trạng, giúp chúng tôi học hành tấn tới. Lúc bấy giờ, ai “sở hữu” một cuốn vở trắng là cả một giấc mơ. Vở hay giấy nháp cũng vậy, đều chung một thứ giấy màu xám, màu vàng nhưng chúng tôi viết lên đó bao sắc màu ước mơ, khát vọng của cuộc sống.

Trở về thực tại, nhiều khi tôi ngỡ ngàng vì thầy cô và học sinh hôm nay chỉ sử dụng giấy trắng một mặt; mặt còn lại vẫn trắng tinh như mới. Tôi cố gắng lượm từng tờ, dùng ghim đóng lại thành cuốn vở nháp bản thảo bài viết. Và chính trên vở nháp trắng tinh hôm nay, tôi hồi tưởng lại những dòng này gửi đến các bạn trẻ về cuốn vở nháp một thời gian khổ thuở nào giúp chúng tôi nên người và trưởng thành cùng cuộc sống.

Lê Đc Đng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)