Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tranh cãi khi sử dụng mạng xã hội đánh giá học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Đi mi kim tra, đánh giá hc sinh theo Chương trình giáo dc ph thông 2018 đưc các trưng hc thc hin đa dng qua nhiu phương thc, bao gm c s dng mng xã hi. Vi phương thc này, các trưng cn có s “tiết chế” đ phát huy hiu qu.


Đi mi kim tra, đánh giá hc sinh cn hưng ti s phù hp

Đánh giá hc sinh qua mng xã hi

Tổ ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) vừa xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa môn học, tổ chức cho học sinh khối 10 đi xem phim “Yêu là thoát tội” và viết bài thu hoạch theo nhóm để tính điểm thưởng vào bài đánh giá thường xuyên cho học sinh. Cách tính điểm thưởng bao gồm nhiều tiêu chí: nội dung cảm nhận vở kịch (3 điểm); thiết kế bài thu hoạch (3 điểm); đăng trên Facebook, Zalo cá nhân nhận được 100 like (thích): 2 điểm; share (chia sẻ) trên trang cá nhân đạt 50 lượt: 2 điểm. Ngay khi ban hành, kế hoạch đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phụ huynh, giáo viên khi cho rằng cách thức đổi mới này quá khiên cưỡng, chưa hợp lý.

Chia sẻ về phương thức đánh giá này, một giáo viên dạy ngữ văn tại một trường THPT ở Q.3 cho rằng việc giáo viên sử dụng mạng xã hội như một kênh để học sinh có điểm trong bài thu hoạch khó tránh khỏi sự mất công bằng trong đánh giá, bởi có nhóm sẽ có nhiều lượt thích, lượt chia sẻ; có nhóm lại ít lượt thích, chia sẻ, dù các bài viết chất lượng và sự đầu tư của học sinh là như nhau. Thậm chí, nhóm có ít người thích, chia sẻ hơn chưa chắc bài đã kém chất lượng… Theo thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1), Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trao quyền cho nhà trường, giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá, làm sao cho phù hợp nhất với chương trình môn học và đối tượng học sinh hướng tới. Việc giáo viên lựa chọn một phương thức nào đó phù hợp để kiểm tra, đánh giá sẽ dựa trên chính đặc thù đối tượng học sinh, gắn liền với môn học, luôn được nhà trường khuyến khích, cốt yếu là với đổi mới đó thì phải phát huy được sự sáng tạo, chủ động, năng lực của mỗi học sinh. “Riêng việc bộ môn ngữ văn cho học sinh đi xem kịch và chấm bài thu hoạch của mỗi nhóm học sinh qua lượt thích, chia sẻ trên Facebook, Zalo, trước hết là sự đổi mới của bộ môn trong kiểm tra, đánh giá. Hình thức này đã được thầy cô thông báo trước cho học sinh, các em rất thích thú khi được sử dụng chính trang cá nhân của mình để chia sẻ thành quả học tập, những giá trị mà các em muốn hướng tới. Việc lấy điểm cộng qua lượt thích, chia sẻ vào điểm đánh giá thường xuyên chỉ là một hình thức để thầy cô khuyến khích học sinh sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, phục vụ chính mục đích học tập”, thầy Phú cho biết.


Theo nhiu giáo viên, vic đánh giá hc sinh qua mng xã hi cn có s tiết chế

Thầy Phú cho rằng để đánh giá tính phù hợp của mỗi hình thức đổi mới cần nhìn ở góc độ học sinh. Nếu quá xét nét, giáo viên sẽ… nhụt chí. “Trong câu chuyện này, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện phục vụ cho việc học. Các em có thể chia sẻ với phụ huynh để cùng tham gia, cùng lan tỏa những giá trị đẹp”, thầy Phú nói.

S dng mng xã hi đánh giá hc sinh cn “tiết chế

Thầy Phạm Thanh Tuấn (giáo viên Trường THCS-THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM) nhìn nhận, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, thay cho việc đánh giá tiếp cận nội dung (kiến thức, kỹ năng). Việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực là điểm mới tiếp cận với quy định hiện hành, bởi học sinh có thể thực hiện nhiều bài kiểm tra đa dạng trong suốt quá trình học tập; chú trọng đến phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện của học sinh; đặc biệt, chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét. Sử dụng mạng xã hội để thực hiện các nhiệm vụ học tập do giáo viên phân công là một việc làm phù hợp với việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục. Điều này giúp lan tỏa các nội dung sản phẩm, dự án mang tính tích cực, tính giáo dục nhằm định hướng giáo dục nhân cách, phẩm chất cho học sinh, giúp các em tiếp cận với các nội dung học tập phù hợp, tránh xa các thông tin xấu độc trên mạng xã hội. “Tuy nhiên, giáo viên cần có sự kiểm soát về mặt nội dung của đề tài, dự án hay sản phẩm giao cho học sinh nhằm đảm bảo về mặt khoa học, pháp lý và tính chính xác của nội dung. Không nên lạm dụng cách làm đưa thông tin lên mạng xã hội, mà chỉ nên thực hiện ở các sản phẩm, dự án mang tính truyền thông lan tỏa, ảnh hưởng tốt đến nhiều đối tượng người dùng trên mạng xã hội. Bởi việc lạm dụng có thể khiến học sinh lệ thuộc vào điện thoại, mạng xã hội. Thông tin cá nhân học sinh có thể bị rò rỉ, tiết lộ”, thầy Tuấn chia sẻ.

Từng sử dụng mạng xã hội (Facebook, Zalo) để tương tác trong bài học, tính điểm cộng môn học từ thời điểm dịch Covid-19 và được duy trì đến nay, thầy Phạm Thư Tùng (giáo viên môn vật lý Trường THPT Tenlơman, Q.1, TP.HCM) đánh giá, học sinh rất hào hứng bởi các em được “khoe” sản phẩm của nhóm lên mạng xã hội, được nhiều người biết đến, được ghi nhận, khen ngợi. “Trong đổi mới giáo dục, cần thiết giáo viên nên đưa các hình thức gần gũi với học sinh vào môn học. Điều này ngoài việc mang môn học đến gần với học sinh thì còn gắn kết, gần gũi giữa thầy và trò, qua đó các em sẽ thấy việc học nhẹ nhàng. Song, điều quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp, làm sao hình thức đó khi áp dụng vào môn học, vào đổi mới kiểm tra, đánh giá thì không khiên cưỡng và trên hết là học sinh thấy vui vẻ, hào hứng, giáo viên phải có sự công bằng trong đánh giá”, thầy Tùng nhìn nhận.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)