Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tránh chọn nghề theo “nghe nói, nghe kể”

Tạp Chí Giáo Dục

Sai lm thưng gp ca hc sinh khi chn ngành ngh là chn sai thi đim, loay hoay gia đam mê và ngành ngh “hot”… Đc bit là khi chn ngành ngh các em ch nghĩ ra trưng thu nhp đưc bao nhiêu mà không nghĩ đến vic to ra giá tr xã hi.

Đi din Trưng ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM gii đáp thc mc cho các em hc sinh Trưng THPT Nhân Vit

Chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho biết điều này trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 tại Trường THPT Nhân Việt (Q.Tân Phú) vừa qua. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF).

4 sai lm hc sinh thưng mc phi

Theo chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo, hiện nay học sinh thường gặp phải 4 sai lầm khi lựa chọn ngành nghề. Theo đó, sai lầm đầu tiên là chọn sai thời điểm để chọn ngành nghề. Thông thường các em đợi đến khi bước vào lớp 12 mới lựa chọn ngành nghề. Tuy nhiên, chính xác là thời điểm cuối lớp 9 đầu lớp 10, khi đó các em phải xác định cho mình một hướng đi phù hợp. Khi lựa chọn được hướng đi sớm, các em sẽ chuẩn bị kỹ hành trang cần thiết cho mình, biết mình cần phải học như thế nào, trang bị thêm những gì… để theo đuổi. Giả sử muốn theo học ngành kiến trúc mà đợi đến lớp 12 mới cuống cuồng đi học vẽ thì coi như trắng tay, cực kỳ khó có cơ hội theo học. Sai lầm thứ hai, bà Thảo cho rằng đó là tâm lý “hoang mang không biết chọn gì”, chọn ngành nghề theo đam mê hay chọn theo ngành nghề “hot”? Giữa sự loay hoay này, lời khuyên được bà Thảo đưa ra là: “Các em không nên chọn gì cả mà hãy tìm đến lựa chọn thứ 3, hài hòa được cả hai yếu tố đam mê và thực tế, phải sống được mới có thể thăng hoa trong đam mê”.

Sai lầm tiếp theo, cũng là sai lầm “nghiêm trọng nhất” khi lựa chọn ngành nghề, theo bà Thảo, đó là chọn ngành nghề kiểu “nghe nói, nghe kể” mà không hề có sự tìm hiểu, trải nghiệm thực tế. Cách lựa chọn ngành nghề này cực kỳ nguy hiểm, sẽ dễ dàng làm cho các em thất vọng về nghề sau này. “Mỗi người có những tố chất riêng phù hợp với các ngành nghề khác nhau, không ai giống ai. Muốn biết một ngành nghề nào đó có phù hợp với mình hay không, các em phải có sự trải nghiệm của riêng mình”, bà Thảo nói.

Sai lầm cuối cùng nhưng hầu như học sinh nào cũng mắc phải đó là khi lựa chọn ngành nghề, các em chỉ nghĩ đến yếu tố về thu nhập mà không nghĩ đến giá trị xã hội mà ngành nghề đó mang lại. “Một ngành nghề không chỉ cần phù hợp với năng lực của mình, nuôi sống được bản thân, gia đình mà còn phải tạo ra những giá trị xã hội tốt đẹp”, bà Thảo nhấn mạnh.

Trang b tiếng Anh như mt k năng

Trước những lo lắng của học sinh về vai trò của tiếng Anh trong thời đại ngày nay, ThS. Đặng Văn Lẹ (Giám đốc Trung tâm Tin học Kỹ năng, UEF) thông tin rằng đây không chỉ là lo lắng của riêng học sinh mà còn là lo lắng của sinh viên, thậm chí là sinh viên… sắp ra trường. “Vấn đề đặt ra là dù lo lắng nhưng ngay từ bậc THCS, THPT, các em không đầu tư nhiều vào môn học này, không thật sự coi đây là một môn học tiên quyết trong khi ở những bậc học này, các em có nhiều thời gian để đầu tư và học”, ông Lẹ cho hay.

Theo ông Lẹ, tiếng Anh ở bậc phổ thông chỉ dừng ở mức đọc văn bản nên học sinh ít có cơ hội được học kỹ năng nghe và nói. Điều này gây ra khó khăn khi các em bước vào bậc ĐH. Tuy nhiên, khi bước vào bậc ĐH, các em đều được các trường đào tạo phổ cập lại tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao. Thế nhưng, lời khuyên được ông Lẹ đưa ra là, để chủ động cho quá trình học ĐH, tăng cơ hội tìm kiếm các ngành học cũng như có một việc làm tốt trong tương lai, ngay từ bây giờ các em hãy trang bị thật tốt tiếng Anh cho bản thân. Theo đó, các em hãy coi tiếng Anh không đơn thuần là một môn học mà như một kỹ năng, một cánh cửa để mở ra nhiều cơ hội tốt cho tương lai của mình.

Vic làm không nm phía nhà trưng

Trước băn khoăn của học sinh về cơ hội việc làm của nhóm ngành nhân lực như quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh…, ThS. Đặng Văn Lẹ cho biết đây là nhóm ngành học rất hay, cung cấp các kiến thức xã hội rất rộng và mở ra nhiều cơ hội việc làm. “Học quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực ra trường không chỉ làm về kinh doanh mà các em hoàn toàn có thể làm về nhân sự, tổ chức sự kiện hay lĩnh vực hàng không. Tuy nhiên, để theo học những ngành trên, các em cần phải là người có khả năng phán đoán, hùng biện, logic, hướng ngoại, thích tìm hiểu về con người…”.

Nói về cơ hội việc làm, ThS. Vũ Quang Huy (Phó ban Tuyển sinh, HUTECH) cho rằng không chỉ riêng nhóm ngành nhân lực mà bất cứ ngành nghề nào, cơ hội việc làm cũng rất lớn, rất rộng mở. Chỉ là các em đừng bó hẹp bản thân mình mà hãy chủ động tìm hiểu, tự tạo ra cơ hội và nắm bắt cơ hội cho chính mình. “Muốn tìm cho mình công việc tốt là cả một quá trình phấn đấu, đòi hỏi các em phải cố gắng rất nhiều. Nó không nằm hoàn toàn ở phía nhà trường, không nằm ở phía ngành học mà nằm ở bản thân người học”, ông Huy nói.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)