Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tránh dạy con bằng những mệnh lệnh cứng nhắc!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Không ít bc cha m vì thiếu k năng dy con và ít thi gian gn tâm s cùng con, song li mun đưa con vào khuôn kh, n nếp nên đã chn bin pháp cng rn là dy con bng nhng li bt buc, ra lnh đ qun lý, giáo dc con. Các cách giáo dc này khiến con tr luôn cm thy áp lc nng n khi luôn phi chu đng chp hành nhng quy đnh không xut phát t mong mun ca bn thân.


Cha m cng x khéo léo, nh nhàng khi giáo dc con cái

Ra lnh – gây áp lc cho con!

Mỗi khi ngồi vào bàn học là Quang Anh (13 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) luôn nhận được những câu ra lệnh như “tối hậu thư” của ba: “Học xong môn tiếng Việt con nhớ làm thêm 5 bài toán trong sách nâng cao”, “Anh văn học thuộc thêm 20 từ mới”, “Nhớ ăn cơm và uống sữa đúng giờ”, “Không được xem ti vi vào giờ nghỉ”… Nếu Quang Anh không thực hiện tốt những chỉ thị đó thì sẽ phải chịu trận với những “bài ca không quên” của cả ba lẫn mẹ. Bất cứ việc gì, ba mẹ đều can thiệp và bắt buộc Quang Anh phải làm theo ý của người lớn, nếu chống cự lại thì thế nào cũng chịu trận bằng một màn rao giảng rằng: “Trứng mà đòi khôn hơn vịt”! Nhiều lần tâm sự với bạn cùng lớp, Quang Anh tỏ ra rất ức chế, bức xúc với cách dạy dỗ của cha mình.

Hầu hết các bậc cha mẹ ngày nay cứ có điều kiện là bỏ nhiều công sức, tiền của chăm lo cho con và đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn về vật chất của con. Do đó, khi con trẻ không làm được nhiều so với kỳ vọng họ luôn cảm thấy buồn và thất vọng. Càng lo lắng, bận tâm cho con, cha mẹ càng cho mình cái quyền ra lệnh, bảo ban, áp đặt, giám sát con cái, nên đến khi con cái không thực hiện tốt yêu cầu của mình, họ sẵn sàng trút giận lên con bằng những lời lẽ nặng nề. Sau đó, họ càng đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe, máy móc hơn.

Các bậc cha mẹ cần phải đặt mình vào vị thế của con, thấy được sự căng thẳng và mệt mỏi của trẻ khi thực hiện những câu ra lệnh cứng nhắc “khô khan” của người lớn. Không được phụ huynh lắng nghe và chia sẻ khi đưa ra những yêu cầu, khiến trẻ luôn cảm thấy bị hẫng hụt tình cảm; từ đó nảy sinh thái độ phản kháng bằng thái độ chai lì, dè dặt và ương bướng. Mặt khác, nếu trẻ chỉ biết chấp hành mệnh lệnh thì khi lớn lên trẻ dễ trở thành người yếu đuối, thụ động, phụ thuộc và dễ vấp váp khi bước vào cuộc sống. Các em dễ mất phương hướng và thiếu quyết đoán khi xa rời vòng tay gia đình.

Lt mm buc cht

Những điều cha mẹ dạy con sẽ có giá trị khi được đứa trẻ “thẩm thấu” bằng tâm hồn chớ không phải bằng những hành động “vô cảm” vì đối phó. Vì vậy, cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con, cần quan tâm lắng nghe đến những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của trẻ, chia sẻ cùng con, chớ chọn con đường ra mệnh lệnh, chỉ thị giáo huấn áp đặt một chiều, chắc chắn trẻ sẽ đối phó để thích ứng với cách giáo dục của cha mẹ.

Cha mẹ cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp từ hai phía dựa trên sự tôn trọng, mềm mỏng và tin cậy con cái, cho phép trẻ được độc lập quyết định và trưởng thành theo lứa tuổi; Cần hình thành ý thức tự giác, chủ động trong cuộc sống để trẻ biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình, qua đó giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng, nhận ra được tầm quan trọng của các quyết định bản thân trong việc chọn lựa thái độ sống tích cực và hành vi ứng xử đúng đắn; cha mẹ cần nắm được cảm xúc của trẻ để định hướng cho con có suy nghĩ và hành động phù hợp.

Trong quá trình giáo dục con, chắc chắn không tránh khỏi những điều không hài lòng về con cái, vì chúng đang trong quá trình hoàn thiện bản thân. Cha mẹ nên suy nghĩ thông thoáng rằng “nhân vô thập toàn”, nhất là trẻ em để kiên nhẫn cùng trẻ bồi đắp những phẩm chất, năng lực cần có để làm hành trang bước vào cuộc sống.

Do đó, cha mẹ cần ứng xử khéo léo, nhẹ nhàng. Những lời mệnh lệnh, chỉ thị, lên lớp… của người lớn dễ làm tổn thương trẻ, không những không giúp trẻ nhận ra sai trái mà ngược lại càng làm trẻ thêm kích động, phản kháng. Điều đó, vừa giúp trẻ nhận ra sai trái vừa làm trẻ “tâm phục, khẩu phục”.

Chỉ có sự thông cảm và yêu thương con, cha mẹ sẽ giúp trẻ tự nhận ra thiếu sót và tăng thêm sức mạnh thay đổi bản thân để sống tốt với niềm tin và mong muốn của cha mẹ.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)