Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tránh hoang mang để tuột mất cơ hội

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu câu hi v đnh hưng ngành ngh đưc hc sinh Trưng THPT T Quang Bu quan tâm. Ảnh: T.Dương

Sáng 5-3, gần 2.000 học sinh (HS) Trường THPT Tạ Quang Bửu (TP.HCM) đã hào hứng tham gia chương trình “Kỹ năng hội nhập công dân toàn cầu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng ĐH Tân Tạo và ĐH FPT tổ chức. Tại đây, TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị tri thức, Sở KH-CN TP.HCM) chia sẻ, cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 ra đời dựa trên nền tảng của những cuộc CMCN trước đó, như: Máy tính và kết nối internet (CMCN 3.0); phát minh ra năng lượng điện (CMCN 2.0); phát minh ra động cơ hơi nước (CMCN 1.0). Do kế thừa những thành tựu trước đó, nên dự kiến cuộc CMCN 4.0 sẽ phát triển làm thay đổi hoàn toàn đời sống xã hội và lao động của con người. TS. Tùng nhấn mạnh thêm: “CMCN 4.0 phát triển dựa trên 3 trụ cột chính là kỹ thuật số (gồm các yếu tố trí tuệ thông minh nhân tạo, vạn vật kết nối, cơ sở dữ liệu lớn); công nghệ sinh học (kết nối gen ADN, y khoa, công nghệ thực phẩm, môi trường) và vật lý (robot tự động, vật liệu xây dựng thông minh, công nghệ in 3D). Với 3 trụ cột trên, lượng tài nguyên và khối lượng công việc được tạo ra là cực kỳ to lớn, mở ra nhiều cơ hội mới cho nhân loại”.

Bị thu hút trước nhiều kiến thức mới, tuy nhiên vẫn còn lo ngại khi bản thân chưa trang bị hành trang đầy đủ, em Thu Phương (lớp 11A7) đặt câu hỏi: “Nếu một vài năm nữa cuộc CMCN 4.0 thất bại thì liệu sẽ có cuộc CMCN nào thay thế không?”. ThS. Lê Bình Trung (Trưởng ban Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH FPT) nhấn mạnh: “Sẽ không có khả năng cuộc CMCN 4.0 thất bại vì nó đã và đang hình thành và phát triển, bởi ở Dubai nhiều năm nay đã sản xuất được các loại xe tự vận hành, ở Mỹ, hay Đức, Anh sản xuất thủ công đang dần bị thay thế; đặc biệt robot có tên Sophia đã được công nhận là công dân robot đầu tiên trên thế giới. Do đó, các em phải định hướng sẵn sàng cho sự phát triển mới này”. Em Phạm Sơn (lớp 12A8) đặt câu hỏi: “Nếu cuộc CMCN 4.0 thật sự làm thay đổi đời sống và lao động thì những ngành nghề nào chúng em cần hướng tới?”. ThS. Trung phân tích: “Dựa trên 3 trụ cột chính của cuộc CMCN 4.0 thì hàng loạt ngành nghề mới xuất hiện sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai. Các em có thể chọn phát triển về công nghệ thông tin, bảo hành và sửa chữa các thiết bị robot, kỹ sư vận hành hệ thống, kỹ sư phần mềm công nghệ, hoặc các nhóm ngành nghề về chăm sóc sức khỏe… Sẽ có hàng trăm ngàn ngành nghề để lựa chọn. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh cũng rất nhiều khắc nghiệt, vì vậy các em phải tránh hoang mang để bị tuột mất cơ hội. Ngược lại cần bình tĩnh, rèn luyện tốt những kỹ năng, sẵn sàng hành trang để bước vào cuộc thử thách chính mình”.

Thy Dương

 

Bình luận (0)