Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tránh lãng phí nhân lực điều dưỡng

Tạp Chí Giáo Dục

Đi din các trưng TC-CĐ có đào to ngành điu dưng lo ngi không cung cp đ nhân lc đi làm vic ti Nht lĩnh vc này. Lý do là ngành điu dưng đa khoa đào to t 3-4 năm, trong khi công vic chính ch… chăm sóc ngưi già.

Đi din doanh nghip đưa lao đng điu dưng đi làm vi Nht phát biu ti bui hp gia S LĐ-TB&XH TP.HCM vi các trưng TC-CĐ

Hc 3-4 năm đ… chăm sóc ngưi già

Tại buổi làm việc giữa Sở LĐ-TB&XH TP.HCM với các trường TC-CĐ mới đây, ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp) khẳng định Nhật là thị trường lao động ngành điều dưỡng đầy tiềm năng nhưng khó có thể khai thác hết bởi trình độ tiếng Nhật của người lao động còn hạn chế. “Nếu chịu khó học trong vòng 1 năm thì có thể đạt chứng chỉ N4 – chuẩn để đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, sau 1 năm vừa học vừa làm tại Nhật, lao động không đạt trình độ N3 thì sẽ bị trả về nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người lao động không mặn mà tham gia theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)”, ông Sự nói.

Trong khi đó, đại diện Trường CĐ Dược Sài Gòn chia sẻ nếu đi theo chương trình của VJEPA đòi hỏi điều dưỡng phải có bằng CĐ-ĐH là rất khó; bởi học 3-4 năm ra trường lại đi chăm sóc người già, trong khi nhân lực ngành này trong nước, đặc biệt là TP.HCM đang thiếu. Đó là chưa kể đòi hỏi khắt khe ứng viên phải có 2 năm kinh nghiệm. “Có kinh nghiệm, lương không cao lắm nhưng nhiều người vẫn chọn làm việc trong nước hơn là đi Nhật, Đức…”, đại diện trường này nói.

Các trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, CĐ Bách Việt… cũng đề xuất TP có gói ngân sách chi đào tạo hoặc đàm phán với đối tác để hỗ trợ chi phí đào tạo tiếng Nhật vì hầu hết người học đều nghèo, trong khi học phí khá cao họ sẽ không kham nổi. Cụ thể, ông Trần Mạnh Thành (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt) thông tin những năm gần đây trường đẩy mạnh truyền thông cho ngành điều dưỡng, hợp tác đưa học sinh – sinh viên sang Nhật theo diện thực tập sinh nhưng việc đào tạo tiếng Nhật có vướng mắc. Cụ thể, các em vừa học chuyên môn vừa học tiếng, sáng học lý thuyết, chiều học thực hành, thêm 3 buổi học tiếng Nhật/tuần nên kết quả học tập kém. Khi trường ký hợp đồng đưa thực tập sinh đi nước ngoài ở các ngành khác thì học sinh – sinh viên hăng hái hơn so với ngành điều dưỡng. “Các bệnh viện, viện dưỡng lão công hay tư của Nhật đều yêu cầu đơn giản hơn chương trình điều dưỡng đa khoa mà các trường của Việt Nam đang đào tạo. Vì vậy, nếu đưa điều dưỡng trình độ TC-CĐ-ĐH sang Nhật là lãng phí nhân lực. Nếu đàm phán được, chúng ta chỉ đào tạo phần thô từ 3-6 tháng sẽ đủ điều kiện đi làm việc, còn đào tạo phần tinh là để phục vụ trong nước”, ông Thành đề xuất.

Tương tự, đại diện Khoa Điều dưỡng của Trường CĐ Đại Việt cũng ủng hộ việc đào tạo ngành này phục vụ xuất khẩu trong thời gian 6 tháng, tuy nhiên phải liên kết với phía Nhật tập huấn cho giáo viên dạy thực hành để không mất thời gian cũng như chi phí.

Vn có li ra khác

T năm 2012 đến nay, Cc Qun lý lao đng ngoài nưc (B LĐ-TB&XH) đã phi hp vi Nht tuyn chn và đào to tiếng Nht cho 6 khóa điu dưng, h lý vi 1.200 ngưi. Đến nay đã có 893 điu dưng, h lý sang làm vic ti các cơ s tiếp nhn ca Nht. Năm 2018, chương trình tiếp tc tuyng viên cho khóa 7 vi 240 ngưi. Thi gian làm vic ti Nht 3 năm đi vi điu dưng và h lý là 4 năm…

Bà Hà Thanh Tuyền (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn) cho biết trường liên kết với Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện 175 đào tạo cho học sinh – sinh viên 300 giờ thực hành, giáo viên của trường cũng được cử sang Nhật học. Riêng tiếng Nhật, nếu người học đã đủ điều kiện (trình độ N4) thì phía các doanh nghiệp hợp tác sẽ hoàn trả lại chi phí đào tạo. Đại diện Suleco – đơn vị có chức năng đưa lao động điều dưỡng làm việc tại Nhật – cũng thừa nhận phía Nhật đòi hỏi rất cao về ngoại ngữ để giao tiếp với người già. Và để hạn chế rủi ro bị trả về nước, đơn vị phỏng vấn rất kỹ, nếu đạt trình độ N4 mới làm hồ sơ. Trong thời gian chờ đợi, ứng viên có thể tham gia các lớp tiếng Nhật để lấy chứng chỉ N3.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh (Phó phòng Việc làm, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), đến thời điểm này Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đã cấp phép cho 12 doanh nghiệp xuất khẩu lao động, trong đó có 7 doanh nghiệp có chức năng đưa lao động ngành điều dưỡng. Tuy nhiên, nếu đi theo chương trình của các doanh nghiệp này liên kết thì sẽ không được tham gia kỳ thi chứng chỉ quốc gia của Nhật. “Năm 2018 cũng là năm đầu tiên hộ lý được thi chứng chỉ quốc gia Nhật với 89/95 ứng viên đạt (trên 93%), trong khi đó hộ lý các nước chỉ đạt hơn 10%. Tổ chức Phúc lợi quốc tế Nhật đánh giá trình độ tiếng Nhật, năng lực làm việc của hộ lý Việt Nam rất cao, vì vậy nhu cầu tiếp nhận hộ lý ngày càng tăng”, bà Ánh cho biết.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) khẳng định chương trình đưa lao động điều dưỡng sang Nhật làm việc được Chính phủ hai nước ký kết, không rủi ro, nhưng đây là nghề có thể xảy ra tai nạn y khoa, liệu với chương trình đào tạo, ngoại ngữ (tiếng Nhật) hiện nay có đáp ứng được không?

Ông Lâm lưu ý các trường TC-CĐ có đào tạo ngành điều dưỡng khi liên kết với các trung tâm, doanh nghiệp đưa lao động đi nước ngoài phải lựa chọn đơn vị có uy tín để tạo hình ảnh tốt nhằm tuyển sinh ngành này thuận lợi hơm. Hiện nay TP.HCM đã ký kết ghi nhớ hợp tác với các tỉnh/thành của Nhật như Yokohama, Nigano và sắp tới sẽ làm việc với tỉnh Ichiba. Riêng Yokohama đề nghị TP hỗ trợ 10.000 điều dưỡng. Về khó khăn tài chính, ông Lâm cho rằng vẫn có lối ra. Theo đó, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM sẽ đề xuất cho vay từ Quỹ xóa đói giảm nghèo của TP cho người học ngành điều dưỡng để học tiếng Nhật.

T.Anh

 

Bình luận (0)