Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tránh lây nhiễm vi khuẩn từ tủ lạnh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hiện nay, kinh tế phát triển, người dân có điều kiện trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc tiện nghi để bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, các bà nội trợ không nên lạm dụng tủ lạnh để dự trữ thực phẩm quá lâu.

Những ngày Tết, các chợ, cửa hàng kinh doanh chỉ ngưng họp khoảng 2-3 ngày, cho nên người nội trợ không nên tồn trữ thực phẩm quá một tuần. Khoảng mùng 3 Tết, người nội trợ có thể mua các loại thức ăn vừa đảm bảo tươi ngon, vừa không lo ngại các thực phẩm biến chất, giảm giá trị dinh dưỡng nếu bảo quản không đúng cách.
Trường hợp cần bảo quản thực phẩm vài ngày, nên tuân thủ nguyên tắc sau: Làm sạch các loại nguyên liệu trước khi cho vào tủ lạnh. Thực phẩm tươi sống và đã chế biến chín phải sắp xếp riêng biệt. Các loại thịt, cá tươi sống cần bảo quản trên 7 ngày, phải để vào ngăn đông lạnh (nhiệt độ tối thiểu -12oC).
Chia nhỏ thực phẩm có khối lượng lớn để bảo quản, tránh rã đông rồi dùng lại nhiều lần, sẽ kém ngon, dễ bị nhiễm khuẩn. Các loại thực phẩm có mùi đặc trưng như: Bơ, phô mai, thịt, cá… cần được để trong túi nilon hoặc hộp có nắp đậy kín rồi mới cho vào tủ lạnh. Phần lớn các loại rau, củ, trái cây cần bảo quản ở nhiệt độ mát, từ 5-10oC. Rau cải nên để trong túi nilon chống bay hơi bề mặt, tránh bị khô héo, làm giảm mùi vị cũng như chất lượng.
Mặc dù tủ lạnh là phương tiện thuận tiện để bảo quản thực phẩm nhưng cần nhớ rằng, tủ lạnh có thể là môi trường lây nhiễm vi khuẩn nếu không được vệ sinh thường xuyên và lưu trữ thực phẩm đúng cách. Vì vậy, khoảng 3- 4 ngày trước Tết Nguyên đán, nên làm vệ sinh tủ lạnh.
Trước tiên, chúng ta lấy hết thức ăn ra khỏi tủ, bỏ thức ăn đã quá cũ, lâu ngày; sau đó, rửa từ trong ra ngoài với nước ấm, xà phòng hay nước rửa chuyên dùng. Sau đó rửa lại với nước sạch và lau khô. Đồng thời rửa, lau khô các hộp, khuôn đựng, vật chứa trước khi xếp các loại thực phẩm vào trở lại.
Nếu chẳng may trong gia đình hoặc đám tiệc có người bị ngộ độc thực phẩm hoặc rượu, biện pháp đầu tiên là yêu cầu bệnh nhân ngoáy họng để gây nôn (chất nôn thải ra càng nhiều càng tốt). Sau đó, cần chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

BS Hồng Hải
GiadinhNet
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)