Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tránh xa đột quỵ vào dịp Tết

Tạp Chí Giáo Dục

Vào nhng ngày cn Tết, công vic dn dp, thi tiết thay đi, sinh hot tht thưng là nhng tác đng ln nh hưng đến sc khe con ngưi, trong đó có c nguy cơ đt qu nh hưng đến tính mng nếu không biết phòng tránh.

Bác sĩ đang điu tr cho mt ca đt qu

Vốn là người có sức khỏe tốt, rất ít khi bệnh vặt thế nhưng cứ vào dịp cuối năm anh Thanh, ngụ ở TP.Mỹ Tho, Tiền Giang mệt rã rời. Là tài xế chạy xe đường dài chở rau củ từ Đắk Lắk về Tiền Giang, mỗi tuần người đàn ông 45 tuổi chạy 2 chuyến xe xa hàng trăm cây số tưởng chừng đã muốn đuối sức. Thế nhưng, vào dịp cao điểm như cuối năm, số lượng chuyến hàng tăng dần… Cho đến khi có triệu chứng chóng mặt, nhức đầu và biếng ăn anh Thanh mới nghỉ chạy xe vì phải vào BV cấp cứu. Theo anh Thanh, nguyên nhân chính là do bản thân ham công tiếc việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt lại thất thường. Tuy nhiên do biến chứng nhẹ nên chỉ sau vài ngày được BS cứu chữa kịp thời anh đã bình phục nhanh chóng.

Chị Nga nhân viên ngân hàng ở Q.3 thở dài: “Chưa bao giờ áp lực công việc lại căng thẳng như dịp cuối năm, ngoài sổ sách giấy tờ còn phải giao dịch với khách hàng và cả hướng dẫn nhân viên khác nữa. Nhiều lúc về nhà đã 9 giờ tối tôi chỉ ngả lưng lên giường nằm mà không muốn ăn uống gì nữa”. Chị Nga vẫn ám ảnh mãi việc mình phải vào viện cấp cứu vì đột quỵ đúng thời điểm cận Tết Nguyên đán năm ngoái… Chạy theo tiến độ công việc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ bắp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do đầu óc lúc nào cũng quá căng thẳng. Chính đây là thời điểm đồng hồ sinh học con người bị chao đảo, sức khỏe mất đi thế cân bằng và là cơ hội cho nhiều loại bệnh tật tấn công trong đó có đột quỵ.

TS.BS Vũ Trí Thanh – BV Đại học Y Dược TP.HCM trao đổi, 3 lưu ý dinh dưỡng phòng chống đột quỵ tuổi 40, bao gồm: ăn uống đủ chất, ưu tiên rau xanh và trái cây; hạn chế thực phẩm cholesterol cao; bổ sung enzym nattokinase. Mùa lạnh nhớ 3 thói quen: giữ ấm, vận động nhẹ không chạy bộ, không tắm đêm. 3 cách giảm tải áp lực không được quên, gồm: giải phóng bản thân bằng cách giao bớt việc cho người khác; phản ứng chậm khi gặp stress; dậy sớm thay vì thức khuya và nghỉ trưa 15 phút. Để phòng tránh đột quỵ, cảm cúm trong mùa lạnh cuối năm, chúng ta cần sắp xếp công việc hợp lý và khoa học. Dù bận rộn đến mấy cũng ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu, ăn uống đầy đủ, ngủ sớm hơn, hạn chế sử dụng chất kích thích. BS Thanh khuyên: “Ba điều để cân bằng cuộc sống khi về nhà: bật điện thoại chế độ rung, không mang laptop về nhà, đi chơi với người thân trong gia đình chia sẻ áp lực; nghe nhạc ngủ sớm, uống nước ấm trước khi đi ngủ”.

Theo BS Thanh, áp lực công việc là nguyên nhân gây ra đột quỵ cho người lớn tuổi vào dịp cuối năm. Khi tâm trạng con người căng thẳng thì lượng hormone cortisol trong cơ thể tăng và lượng hormone này liên quan đến việc tăng huyết áp – nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu. Chỉ cần một giấc ngủ sâu là người nhà khó phát hiện bệnh nhân đang bị hôn mê nếu không phát hiện kịp thời thì dễ tử vong mà thực tế đã cho thấy rất nhiều trường hợp. Ngoài ra, căng thẳng còn làm cho lượng đường trong máu tăng có khả năng dẫn đến bệnh tiểu đường.  Bên cạnh đó, khi căng thẳng, bệnh nhân thường có thói quen dùng thuốc lá, bia rượu, cà phê để giải sầu. Đây là cách để “tiếp tay” lặng lẽ cho nguy cơ đột quỵ tăng thêm. Vì thế tỷ lệ đàn ông đột quỵ thường vượt mức chị em phụ nữ. Ngoài ra, không khí mùa lạnh lúc thời tiết thay đổi cũng có nhiều tác động đến sức khỏe con người trong vòng xoáy làm việc quá sức. Cũng vì tham công tiếc việc mà nhiều người đã tự hủy hoại sức khỏe bản thân, thất thường trong ăn uống và chủ quan trong việc giữ gìn vệ sinh nên dễ dàng mắc bệnh.

Nguyn Hoàng Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)