Kể từ khi đại dịch Covid-19 gây ra những hạn chế và làm gián đoạn quá trình học tập, một số HS và giáo viên đã tìm kiếm những cách thay thế để có thể trải nghiệm học tập quốc tế mà không cần phải ra ngoài…
Đại dịch Covid-19 khiến việc học tập bị gián đoạn, tuy nhiên học sinh vẫn có thể trải nghiệm học tập quốc tế mà không cần ra khỏi nhà. Ảnh: Shuttersock
Nhiều HS bị thu hút bởi những trải nghiệm hòa nhập vào văn hóa của các quốc gia khác để phát triển hiểu biết và kết quả học tập của chính mình. Việc tạo cơ hội cho HS được học tập ở nước ngoài là một phần không thể thiếu trong nhiều chương trình sau trung học.
Việc học tập ở nước ngoài, khi được lên kế hoạch tốt, có thể mở rộng tầm nhìn của HS về thế giới và cung cấp một nền tảng để khám phá mong muốn học tập và nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Các mô hình trao đổi “ảo”
Trao đổi “ảo” là các chương trình trao đổi trực tuyến dựa trên công nghệ từ lớp học đến lớp học nhằm kết nối các HS ở các vị trí địa lý khác nhau để phát triển việc học tập dựa trên việc HS cùng thực hiện một dự án và văn hóa liên văn hóa. Nhiều trong số các cuộc trao đổi này được thiết kế và tạo điều kiện bởi các giảng viên khóa học để HS có thể đối thoại và hợp tác trong các bài tập hoặc dự án khác nhau. Các mô hình trao đổi “ảo” có thời lượng khác nhau, một số kéo dài trong vài tuần và một số khác kéo dài trong một học kỳ hoặc lâu hơn.
Trong một số mô hình trao đổi trực tuyến, HS giao tiếp và làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ, trong khi ở một số mô hình khác, HS được trải nghiệm trong các nhóm lớn hơn. Tuy nhiên, nhiều giáo viên thường kết hợp giữa các mô hình khác nhau khi thiết kế lớp học “ảo” này để mang đến cho HS nhiều trải nghiệm mới lạ hơn.
Mặc dù trao đổi “ảo” đã được triển khai ít nhất ba thập kỷ nay, nhưng đại dịch Covid-19 đã khuyến khích nhiều HS và giáo viên trong các lĩnh vực học thuật khác nhau xây dựng quan hệ hợp tác toàn cầu trực tuyến.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, các nhà giáo dục và quản lý giáo dục đã thừa nhận trao đổi “ảo” là một cách có giá trị cho phép HS kết nối quốc tế và nâng cao kỹ năng mềm trong cả bối cảnh giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 12 và cao hơn.
Trao đổi văn hóa và các vấn đề xã hội
Khi giáo viên thiết kế và giao cho các bài tập đến khi HS hoàn thành bài tập, quan hệ hợp tác cho phép HS kết nối để tìm hiểu về văn hóa của nhau, tham gia vào các cuộc thảo luận đa văn hóa và hợp tác để giải quyết các vấn đề quan trọng trong xã hội như nhân quyền, công bằng xã hội, các vấn đề chính trị xã hội và môi trường.
Gần đây hơn, các tổ chức như Ủy ban châu Âu đã tài trợ cho các sáng kiến trao đổi “ảo” tại các cơ sở giáo dục khác nhau. Họ đã kết nối HS từ các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi để khuyến khích đối thoại liên văn hóa và hợp tác quốc tế giữa các nền văn hóa. Nhiều HS tham gia đã chia sẻ giá trị của trao đổi “ảo”, như một môi trường giáo dục độc đáo để giúp bản thân học hỏi.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp
Những HS tham gia trao đổi “ảo” không chỉ tìm thấy cơ hội học cách sử dụng các công cụ công nghệ mà còn khám phá các cách để tương tác và cộng tác hiệu quả với các bạn học khác từ khắp nơi trên thế giới với các bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau.
Việc được thiết kế để có thể kết nối nhanh chóng từ mọi nơi và nền kinh tế công nghệ đang nổi lên như một chiến lược phát triển kinh tế, năng lực liên kết văn hóa và kiến thức công nghệ tiếp tục trở thành kỹ năng mềm cốt lõi trong sự nghiệp tương lai của nhiều bạn trẻ. Tham gia trao đổi “ảo” có thể hỗ trợ sự phát triển của những kỹ năng này, bên cạnh đó là khả năng giải quyết vấn đề của HS trong môi trường học tập trực tuyến chuyên nghiệp.
Đạt được năng lực giao thoa văn hóa
Trong nghiên cứu về trao đổi “ảo”, một trong những lợi ích mà HS nhận thấy là phát triển khả năng nhận ra sự đa dạng trong các nền văn hóa từ các bạn học khác nhau. Những HS tham gia thường bắt đầu nhận ra sự đa dạng của các quá trình tư duy, niềm tin và giá trị của các cá nhân và nhóm nhỏ, quan điểm khác nhau của họ về các hoạt động hàng ngày, các vấn đề văn hóa xã hội và hơn thế nữa.
Các cuộc thảo luận trao đổi “ảo” có thể nâng cao nhận thức liên văn hóa và trong một số trường hợp, lợi ích còn đến từ việc khám phá bản thân và khả năng của chính bản thân HS. Một HS đến từ Jordan đã chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ tưởng tượng là sẽ nói về vấn đề di cư với những người tị nạn thực sự ở đất nước tôi. Điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến là việc nói chuyện bằng công nghệ là điều rất thử thách nhưng nó lại rất hiệu quả”.
Vượt qua khó khăn về giao tiếp
Mặc dù sử dụng công nghệ và kết nối giữa các nền văn hóa mang đến nhiều lợi ích, song vẫn xuất hiện các thách thức do vấn đề kỹ thuật, hiểu sai ý và rập khuôn giữa các nền văn hóa, cũng như các thách thức liên quan đến ngôn ngữ.
Hòa giải thông tin sai lệch giữa các nền văn hóa là một trong những vấn đề căng thẳng nhất được quan sát thấy trong các cuộc thảo luận trao đổi “ảo”. HS nên kiểm tra cả nội dung và ngôn ngữ được sử dụng có thể đã dẫn đến thông tin sai lệch hay không.
Học sinh tham gia vào một cuộc trao đổi “ảo” có thể có những trải nghiệm khác với học sinh ở một quốc gia khác. Ảnh: Shutterstock
Xác định các yếu tố có thể đã tạo ra sự hiểu lầm là rất quan trọng để xác định những gì cần làm tiếp theo. Ví dụ, HS có thể có các kỳ vọng học tập khác nhau từ việc tham gia trao đổi “ảo” hoặc sử dụng các phong cách giao tiếp khác nhau khi thể hiện bản thân trên nền tảng trực tuyến. Trình độ thông thạo ngôn ngữ khác nhau cũng có thể dẫn đến căng thẳng trong giao tiếp.
Việc tìm hiểu các yếu tố như vậy có thể giúp tất cả các bên phát triển thái độ cởi mở đối với sự khác biệt và giải quyết xung đột, đồng thời coi thông tin sai lệch là điểm khởi đầu phong phú cho việc học hỏi giữa các nền văn hóa chứ không chỉ đơn giản là rào cản.
Các công cụ cộng tác trực tuyến không nên chỉ được sử dụng để hoàn thành bài tập được giao mà còn để duy trì hỗ trợ tinh thần đồng đội và hướng dẫn công việc giữa các nhóm.
Phát triển nghề nghiệp trong tương lai
Ngày nay, trao đổi “ảo” đã được chú ý nhiều hơn như một chiến lược để duy trì khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng, hòa nhập và đạt được các mục tiêu liên văn hóa trong chương trình giảng dạy.
Nghiên cứu sâu hơn về hình thức học tập này sẽ rất cần thiết để khám phá tiềm năng trong việc cung cấp cho HS các kỹ năng quan trọng và trải nghiệm đa văn hóa mà các bạn trẻ cần để phát triển cá nhân và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Thủy Phạm
(Theo TheConversation)
Bình luận (0)