Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trao đổi thêm về đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn

Tạp Chí Giáo Dục

Đề thi chn học sinh giỏi quốc gia THPT môn ngữ văn năm hc 2023-2024 vừa được công bố, có ngưi khen vi đi ý là “nóng hổi hơi thở cuộc sống”. Nhưng một số người trong giới chuyên môn trao đi vi tôi li hoàn toàn ngưc li. Tôi cũng không biết trả lời sao…


Đề thi chn học sinh giỏi quốc gia THPT môn ngữ văn năm hc 2023-2024

Tuy nhiên, khi “lang thang” trên Facebook, tôi đọc được bài của PGS.TS Nguyễn Văn Dân, thì thấy hơi giật mình. Tôi xin dẫn toàn văn ý kiến của ông: “Nhiều người nói đoạn văn trích của câu 2 trong đề thi học sinh giỏi văn năm nay nghe trúc trắc, khó hiểu. Tôi đã tìm lại bản gốc tác phẩm “Le démon de la théorie” (Quỷ thần lý luận) của Antoine Compagnon và thấy đoạn văn đó như sau: “Les grandes œuvres sont inépuisables; chaque génération les comprend à sa manière: cela veut dire que les lecteurs y trouvent de quoi éclairer un aspect de leur expérience. Mais si une œuvre est inépuisable, cela ne veut pas dire qu’elle n’ait pas de sens originel, ni que l’intention de l’auteur ne soit pas le critère de ce sens originel. Ce qui est inépuisable, c’est sa signification, sa pertinence hors de son contexte d’apparition”. (Sens n’est pas signification). Tôi xin dịch lại cho mọi người cùng tham khảo: “Các tác phẩm văn học lớn không bao giờ cạn kiệt ý nghĩa; mỗi thế hệ người đọc lại hiểu chúng theo cách riêng của mình: điều này muốn nói rằng người đọc tìm thấy ở chúng cái điều có thể soi sáng cho một phương diện trải nghiệm của họ. Nhưng nếu như một tác phẩm có khả năng không bao giờ cạn kiệt ý nghĩa, thì điều đó cũng không có nghĩa rằng nó không có một nghĩa gốc, cũng như không có nghĩa rằng chủ ý của tác giả không phải là tiêu chuẩn của nghĩa gốc này. Cái không cạn kiệt chính là ý nghĩa của tác phẩm, là tính thích hợp không liên quan đến bối cảnh xuất hiện của nó” (Nghĩa không phải là ý nghĩa).

Trong khi đó, nội dung trích dẫn trong đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn quốc gia 2024 lại khác xa: “Các kiệt tác lớn là vô tận; mỗi thế hệ hiểu chúng theo cách của mình: như vậy có nghĩa là các độc giả tìm thấy ở đó điều gì rọi sáng một phương diện trải nghiệm của họ. Nhưng nếu như một tác phẩm là vô tận, điều đó không có ý nói rằng nó không có nghĩa khởi thủy, hay chủ ý tác giả không phải là tiêu chuẩn của nghĩa khởi thủy ấy. Cái vô tận, là ý nghĩa của nó, là tính thích đáng của nó ở bên ngoài bối cảnh nó xuất hiện”. (Antoine Compagnon, Bản mệnh của lý thuyết: Văn chương và cảm nghĩ thông thường (Lê Hồng Sâm – Đặng Anh Đào dịch), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2018, trang 123).

Rõ ràng so sánh với bản gốc, đề thi có quá nhiều khác biệt, thậm chí đối lập nhau trong từ ngữ, nội dung của hai bản dịch. Nếu gọi bản của đề thi trích dẫn là bản A, bản của PGS.TS Nguyễn Văn Dân là bản B thì xin nêu một vài ví dụ: “Các kiệt tác lớn là vô tận” (bản A) – “Các tác phẩm văn học lớn không bao giờ cạn kiệt ý nghĩa” (bản B). “Cái vô tận, là ý nghĩa của nó, là tính thích đáng của nó ở bên ngoài bối cảnh nó xuất hiện” (bản A) – “Cái không cạn kiệt chính là ý nghĩa của tác phẩm, là tính thích hợp không liên quan đến bối cảnh xuất hiện của nó” (bản B).

Được biết, PGS.TS Nguyễn Văn Dân là một nhà nghiên cứu, dịch giả uy tín. Ông nguyên là Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Văn Dân đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa và đạt nhiều giải thưởng cao quý cho các tác phẩm tiêu biểu như: Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000 cho tác phẩm Nghiên cứu văn học – Lý luận và ứng dụng; giải bạc Sách hay 2014 của Hội Xuất bản Việt Nam và Tặng thưởng loại B năm 2014 của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho tác phẩm Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật… cùng nhiều giải thưởng khác.

Đặt giả thiết, nếu như bản dịch của Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào đúng, thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu như họ dịch sai, dịch không chuẩn, thì hậu quả sẽ khôn lường. Nghĩa là đề thi đã đưa ra những mệnh đề sai, hoặc không chuẩn để buộc thí sinh phải phân tích, bình luận dựa trên cái sai, không chuẩn đó. Đây là điều không thể chấp nhận. Nếu như vậy, có ý kiến cho rằng nên hủy bỏ kết quả kỳ thi, tổ chức thi lại để đảm bảo tính chất khách quan, công bằng, đúng mục tiêu kỳ thi.

Trn Quang Đi

 

Bình luận (0)