Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trao đổi về một phương pháp dạy học

Tạp Chí Giáo Dục

Báo Giáo Dục TP.HCM ra ngày 25-2-2011 có bài phỏng vấn TS. Huỳnh Công Minh: Dạy học theo định hướng cá thể hóa: Một quan điểm sư phạm tiên tiến, tôi xin được có đôi điều nói lại.
Có thể nhìn lại công việc dạy học từ cổ chí kim mà thấy rằng: Thời cổ xưa nhà giáo kiêm triết gia Socrate hay Khổng Tử (cách nay 2.500 năm) đều không thực hành việc dạy học một thầy một trò. Và cho đến ngày nay ở các nước giàu hay phát triển cũng đều không dạy một thầy một trò. Ngay cả ở Mỹ là nơi phát sinh ra tư tưởng dạy học cá thể hóa cũng mở trường dạy học chia thành lớp, một thầy (cô) đứng lớp dạy cho nhiều học sinh. Có nhiều lý do buộc ta phải theo cách tổ chức này mà có lẽ rõ nhất là lý do kinh tế.
Đã từ lâu người ta thấy rằng dạy học theo cách tổ chức một thầy – nhiều trò thì việc học bị vướng mắc, học sinh níu kéo lẫn nhau (về mặt nhận thức) nên việc chiếm lĩnh kiến thức không thể thực hiện dễ dàng. Người dạy buộc phải lấy một trình độ trung bình làm chuẩn để giảng giải mà cái mức độ trung bình ấy lại rất mơ hồ, không thể xác định cho một lớp học. Cho dù ai cũng có thể thấy điều đó, nhưng thực tế dạy học đã loại bỏ khả năng tổ chức lớp học một thầy – một trò. Các nhà tâm lý học lại thấy thêm rằng tập thể lớp học không chỉ có tính chất động viên việc học cho từng học sinh, tạo thêm hứng thú, tạo sự thi đua tìm tòi, chính vì thế mà có tác dụng “dạy chữ” và “dạy người”.
Nhà giáo Nguyễn Trọng Di

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)