Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trao yêu thương từ những chiếc lồng đèn

Tạp Chí Giáo Dục

Mt mùa Trung thu na li v, tr em thành ph đang háo hc chun b nhng chiếc lng đèn xinh xn đ vui chơi vào ngày hi. Nhưng đâu đó vn còn nhiu đa tr kém may mn, không có cơ hi đưc chơi Trung thu. Thy đưc điu đó mt s đơn v, mnh thưng quân đã cùng nhau san s nim vui đến vi các em.

Hc sinh Trưng THPT Mc Đĩnh Chi tng lng đèn cho các em nh kém may m chùa T Hnh

Cho mùa Trung thu trn vn

Mùa Trung thu năm nay, Nhà Văn hóa Thanh niên tiếp tục phối hợp cùng nhiều đơn vị thực hiện chương trình “Gắn kết yêu thương” để chăm lo cho những đứa trẻ mồ côi, khuyết tật tại các mái ấm và nhà mở trên địa bàn TP.HCM. Với sự đồng hành của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, người mẫu, hoa hậu, mạnh thường quân, những đứa trẻ kém may mắn đã có được mùa Trung thu thật ý nghĩa. Các em được tham gia nhiều trò chơi dân gian có trúng thưởng, được tặng quà bánh, gạo, học bổng, tập vở, lồng đèn… Món quà không có nhiều giá trị nhưng với những đứa trẻ này là niềm vui, động lực để vươn lên trong cuộc sống. Không nén được xúc động, chị Hồ Thị Thanh Lệ (phụ huynh bé Vương Hồ Minh Hoàng – học viên lớp 1A1 Trung tâm Bảo trợ dạy nghề và đào tạo việc làm cho người tàn tật Q.3) bày tỏ: “Con tôi không được bình thường như những đứa trẻ khác, gia đình lại nghèo khó nên ít khi bé có cơ hội giao lưu, vui chơi vào những dịp Trung thu về. Đây là chương trình ý nghĩa, bổ ích, giúp bé mở mang đầu óc…”.

Chương trình “Gắn kết yêu thương” là hoạt động xã hội tình nguyện được thực hiện từ năm 2014 đến nay và ngày càng tạo được tiếng vang, sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng. Đồng hành cùng chương trình nhiều năm qua, ca sĩ Bằng Cường nhận xét: “Đây là chương trình mang tính nhân văn nên tiếp tục duy trì. Thông qua đây mọi người có thể chung tay giúp đỡ các em nhỏ kém may mắn”.

Với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, đường sách TP.HCM cũng tổ chức ngày hội “Vui Tết Trung thu năm 2019” cho hơn 100 thiếu nhi ở Làng trẻ SOS (Q.Gò Vấp). Tham gia chương trình, các em được hướng dẫn cách làm lồng đèn, gấp giấy Origami và làm đồ chơi từ vớ, quần áo cũ, làm bánh Trung thu, vẽ tranh, cắt dán thủ công, làm gốm, trò chơi trí tuệ, được ăn tối, rước đèn… “Hôm nay em rất vui vì được vui chơi thoải mái. Em muốn Trung thu năm nào cũng vậy, được cùng các bạn đi rước đèn, được tặng quà bánh. Em mồ côi cha từ nhỏ, một mình mẹ phải làm việc vất vả lo cho em nên em đâu dám đòi hỏi nhiều” – em Trần Hạo Quân (9 tuổi, Làng trẻ SOS) mong muốn.

Giáo dc hc sinh – sinh viên qua chiếc bánh, chiếc lng đèn

Với nghĩa cử cao đẹp, các em sinh viên ngành quản trị công nghệ truyền thông, Trường Đại học Hoa Sen cũng đã mang 20.000 chiếc bánh Trung thu không chất bảo quản, được thực hiện bởi chính bàn tay của mình đến với bệnh nhân bệnh thận, bệnh nhi tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Với tinh thần tương thân tương ái, của ít lòng nhiều không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các bệnh nhân trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn để tiếp tục chiến đấu với bệnh tật đến hơi thở cuối cùng mà qua đó còn truyền tải thông điệp bảo vệ sức khỏe, về xây dựng cộng đồng đến với toàn xã hội.

Với thông điệp “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, CLB Văn học Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6, TP.HCM) cũng vừa tổ chức cuộc thi “Chiếc lồng đèn và những câu chuyện”. Xuất phát từ những câu chuyện có thật, mang ý nghĩa nhân văn cùng với những vật liệu tái chế, các em học sinh đã có buổi trải nghiệm làm lồng đèn bằng thủ công đầy thú vị. Mỗi chiếc lồng đèn chứa đựng một câu chuyện khác nhau nhưng điểm chung là lòng trắc ẩn các em mong muốn gửi gắm theo đó.

Đoạt giải nhất cuộc thi bởi chiếc lồng đèn con bươm bướm, em Tạ Ngọc Bích Phượng (lớp 11A3) nhớ lại: “Cách đây nhiều năm, trong lúc em cùng cha đi giao hàng cho khách vào dịp Trung thu bỗng thấy một em bé cầm chiếc lồng đèn có nhiều con bướm rất đẹp. Khi một trong số con bướm đó bị rớt ra đã được một đứa bé khác (ăn mặc rách rưới) nhặt lại. Đứa bé này nhìn con bướm, sau đó ngước lên trời mỉm cười. Lúc đó em thấy đứa bé rất tội nghiệp, muốn giúp nhưng vì còn nhỏ nên em không có đủ can đảm để nói với cha mẹ. Bây giờ có cơ hội, em đã làm chiếc lồng đèn này như để thực hiện ước nguyện và trăn trở bấy lâu nay của mình”.

Với mẫu lồng đèn chiếc thuyền, em Phạm Nguyễn Phúc An (lớp 10A1) đã để lại rất nhiều ấn tượng cho thầy cô, bạn bè. Bởi đó là chiếc thuyền chở ước mơ của những em nhỏ kém may mắn đi xa…

Theo cô Dương Thu Trang (Phó Hiệu trưởng nhà trường), sau khi cuộc thi kết thúc, các em mang lồng đèn đến tặng cho các em nhỏ ở chùa Từ Hạnh (Q.Bình Tân). “Cuộc thi không chỉ khơi gợi cho học sinh niềm đam mê sáng tạo mà qua đó, giáo dục các em về lòng nhân ái, sự sẻ chia… Đó cũng chính là cơ hội để các em thể hiện tình cảm, thực hiện những điều mình còn ấp ủ trong lòng, mang niềm vui đến với những em nhỏ kém may mắn” – cô Trang chia sẻ.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Bình luận (0)