Thời tiết giao mùa làm cho không khí ẩm thấp, là môi trường lý tưởng cho virus, vi khuẩn phát triển và thâm nhập khiến nhiều trẻ em mắc bệnh hô hấp, kéo theo tình trạng quá tải tại các bệnh viện nhi ở TP.HCM.
Theo lời một thân nhân nuôi bệnh ở Bệnh viện Nhi đồng 1, có lúc một giường có 5-7 bệnh nhi nên nhiều người phải ôm con “định cư” ở hành lang, vô hình trung các em lại là nạn nhân của tình trạng lây nhiễm chéo khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Nhập viện liên tục, đã có ca tử vong
Thấy con bị sốt cao 380, ho nhiều nên chị Thúy Vân (ngụ xã Liên Hương, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đưa con gái là bé Phương Thảo (28 tháng tuổi) đến khám và điều trị tại bệnh viện tỉnh trong 9 ngày. Xuất viện được vài ngày bé lại sốt, lại ho nên chị cho con điều trị tại Bệnh viện tư Tâm Phúc ở Phan Thiết, sau 7 ngày bé được về nhà. 2 tuần sau bé lại ho và sốt cao nên chị đưa con vào điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 với chẩn đoán viêm đường hô hấp. Do phòng 307 nơi con chị được cho vào ở, mỗi giường có đến 4-5 bệnh nhi nên chị Thảo đã chọn đường lên xuống cầu thang của Khoa Hô hấp làm nơi tá túc của hai mẹ con.
Cũng vì không có chỗ do phòng 309 có 5-7 bệnh nhi/giường, nên chị Lê Thị Ngọc The, mẹ của bé Nguyễn Mạnh Cường, 5 tháng tuổi (ngụ xã Long Trung, Cai Lậy, Tiền Giang) đã đưa con ra ở hành lang trong 29 ngày qua. Chị The thuật lại lời giải thích của BS rằng con chị bệnh lâu như vậy là do bị lây nhiễm chéo, vì chỗ ở hành lang lúc nào cũng có nhiều bệnh nhi và thân nhân ở cả ngày lẫn đêm.
Các bệnh nhi đang được điều trị tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 |
Còn bé Trương Anh Kh., 4 tuổi, quê An Giang, tử vong lúc 1 giờ 30 chiều ngày 30-7-2015. Mới cách đó vài giờ mẹ con chị The đã cùng ở trong phòng tiêm truyền dịch cùng với bé Khôi. Trong khi chờ làm các thủ tục để đưa cháu về, bà nội của Khôi cố kìm nén cơn xúc động và cho biết cháu nội bà trước đó có dấu hiệu sốt cao nên đã được điều trị ở Bệnh viện tỉnh An Giang 4 ngày với chẩn đoán viêm amidan. Tuy nhiên, do không thuyên giảm nên Khôi được chuyển viện và nhập viện Nhi đồng 1 vào lúc 6 giờ 30 sáng 29-7 với chẩn đoán bị viêm phổi nặng. Vào trưa ngày 30, bé có dấu hiệu nổi ửng đỏ như phát ban trên da khi đang tiêm truyền dịch, đến khi vừa kết thúc tiêm truyền thì bé bị co giật và tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng trẻ bị bệnh hô hấp, nhập viện do viêm phổi hiện đang có xu hướng tăng cao và chiếm tỷ lệ cao nhất so với các bệnh lý khác.
Biện pháp phòng tránh
Tính đến thời điểm ngày 30-7, Bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị bệnh hô hấp cho khoảng 400 bệnh nhi, tăng hơn 1,5 lần so với tháng 6. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, cũng có khoảng 420 bệnh nhi đang được điều trị, tăng gấp đôi so với trước đó, nên các bệnh nhi ở Khoa Hô hấp và Phòng cấp cứu đều phải nằm ghép giường, khoảng 2-3 bé/giường bệnh. |
BS Trần Đắc Nguyên Anh – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 lưu ý, bệnh hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản) ở trẻ có các triệu chứng như sốt, ho, khò khè, khó thở, thở nhanh, chán ăn, ngủ li bì… Do đó, phụ huynh khi thấy trẻ có các biểu hiện trên nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khám, vì nếu trẻ bị viêm phổi mà không điều trị kịp thời sẽ tiến triển rất nhanh, dễ gây tử vong.
Để phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ, BS Nguyên Anh khuyến cáo cần cho trẻ bú sữa mẹ từ lúc mới sinh đến 24 tháng tuổi để tạo hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Khi đến tuổi ăn dặm, trẻ cần được bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng gồm bốn nhóm thiết yếu là tinh bột, đạm, rau và dầu thực vật. Bên cạnh đó, trẻ cần được rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% một cách thường xuyên và phụ huynh cũng cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
Bài, ảnh: Bích Vân
Nên cho trẻ sử dụng Broncho Vacxom Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa như cho trẻ bú sữa mẹ, bổ sung dinh dưỡng, rửa nước muối sinh lý NaCl 0,9%, các nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra rằng sử dụng Broncho Vacxom có thể làm giảm 30-50% các đợt nhiễm trùng đường hô hấp cấp và đây là giải pháp rất an toàn cho trẻ để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Broncho Vacxom được chiết xuất từ 8 loại vi khuẩn hay gây bệnh đường hô hấp cho trẻ em, do vậy có khả năng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tác động vào miễn dịch dịch thể hay miễn dịch tế bào. Broncho Vacxom có 2 dạng, trong đó viên con nhộng nhỏ với hàm lượng 3,5 mg chuyên dùng cho trẻ em (từ 6 tháng tuổi trở lên), với phác đồ uống thành 3 đợt, mỗi đợt trong 3 tháng liên tiếp, mỗi tháng uống 10 ngày. Cụ thể, cho trẻ uống 10 ngày, nghỉ 20 ngày, rồi uống tiếp, cho đến hết 3 tháng. Sau đó, nghỉ 3 tháng, rồi lại uống tiếp đợt tương tự. |
Bình luận (0)