Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trẻ cần được quan tâm phát triển cảm xúc

Tạp Chí Giáo Dục

Thiết kế game trò chơi, xây dng tp chí online, s tay cho cha m nuôi dy tr… là nhng sáng to đưc hai hc sinh Trưng THPT Trn Văn Giàu (TP.HCM) – Hunh Anh Thy (lp 11A11) và Lê Th Qunh Anh (lp 12A5) – đưa ra trong đ tài “Gii pháp phát trin trí tu cm xúc cho tr mm non thông qua s thay đi hành vi bng Practical game và Lost Bunny Game”. Đ tài nhm trang b cho ph huynh tr mm non nhn thc đúng v EQ – ch s cm xúc, t đó thu hiu, nuôi dưng cm xúc và trang b cho tr các k năng sng cn thiết.


Hunh Anh Thy và Lê Th Qunh Anh hưng dn tr hc ti Trưng Mm non Tu Đc chơi trò chơi

Không chỉ dừng lại ở phụ huynh, đề tài còn xây dựng giải pháp cho nhà trường, hướng tới việc hỗ trợ các trường mầm non nâng cao hơn nữa sự gắn kết với phụ huynh trong nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ.

Cm xúc ca tr chưa đưc ph huynh chú trng

Đam mê theo đuổi nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý, nhất là tâm lý trẻ em, cả Anh Thy và Quỳnh Anh có chung nhận định: Phụ huynh hiện nay, nhất là phụ huynh có con trong giai đoạn học mầm non thường quan tâm nhiều về chỉ số thông minh (IQ) mà ít quan tâm để ý đến EQ ở trẻ; trong khi các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng IQ chỉ là bề nổi của tảng băng trôi, còn EQ mới chính là phần băng chìm khổng lồ phía dưới. “Theo các chuyên gia tâm lý, nếu một đứa trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non được quan tâm về chỉ số cảm xúc, được trang bị các kỹ năng xã hội, tư duy thì cơ hội thành công ở học đường và trong cuộc sống sau này là rất lớn. Mặc dù giai đoạn tuổi mầm non rất quan trọng trong việc hình thành, định hình nhân cách của trẻ nhưng đa số phụ huynh ít khi quan tâm tới việc quản lý cảm xúc, nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ”, Anh Thy chia sẻ. Để tiến hành thực hiện đề tài, Anh Thy và Quỳnh Anh đã khảo sát mức độ hiểu biết về EQ của phụ huynh có con học tại Trường Mầm non Tuệ Đức và một số trường mầm non trên địa bàn Q.Bình Thạnh. Với 113 phiếu thu về, kết quả cho thấy 54,3% phụ huynh cho biết “không biết gì về EQ”; 12,2% phụ huynh chỉ mới “nghe loáng thoáng nhưng chưa biết cụ thể chính xác EQ là gì”. Đa phần phụ huynh đều cho rằng IQ quan trọng hơn EQ (76,3%). Số phụ huynh cho rằng giáo dục bằng EQ cho trẻ thì không quan trọng, chiếm đến 67,2%… “Qua kết quả khảo sát, dễ dàng nhận thấy thực trạng phụ huynh đang còn rất yếu, thiếu hiểu biết đầy đủ về trí tuệ cảm xúc của trẻ. Việc phụ huynh không hiểu về trí tuệ cảm xúc sẽ rất khó để hỗ trợ trẻ tích lũy cảm xúc, hình thành các cảm xúc tích cực, can thiệp vào việc điều chỉnh cảm xúc có lợi cho sự phát triển và hình thành nhân cách trẻ. Xa hơn nữa, việc cảm xúc của trẻ không được thấu hiểu, can thiệp, hỗ trợ kịp thời sẽ là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, tự kỷ và là nguyên nhân hàng đầu chủ yếu dẫn đến gia tăng tệ nạn xã hội ở tuổi vị thành niên”, Anh Thy và Quỳnh Anh cùng nhấn mạnh.

“Chúng em cũng làm những cuộc phỏng vấn trực tiếp với phụ huynh ở các trường mầm non khác nhau, đa số phụ huynh (chiếm 76,3%) có rất ít thời gian tâm sự với con trong ngày. Điều này có thể là nguyên nhân khiến phụ huynh không hiểu về chỉ số cảm xúc của trẻ, bởi dù còn nhỏ nhưng các em cũng có rất nhiều chuyện muốn chia sẻ với gia đình”, Quỳnh Anh bổ sung.

Tr cn đưc “quan tâm đúng nghĩa”

Từ kết quả khảo sát trên, Quỳnh Anh và Anh Thy nhận ra rằng, để quản lý và phát triển trí tuệ cảm xúc ở trẻ thì trước tiên phải thay đổi được nhận thức từ phụ huynh. Chính vì thế, giải pháp trước tiên được hai em chú trọng thực hiện là xây dựng tạp chí online trên Facebook. Theo đó, “Tapchiconyeu” được thành lập, chia sẻ và đăng tải các bài viết, thông tin hữu ích cho phụ huynh trong việc giáo dục trẻ, giúp phụ huynh hiểu biết thêm về EQ, tầm quan trọng của EQ với việc giáo dục và nuôi dạy trẻ, khuyến khích phụ huynh dành thời gian nhiều hơn cho trẻ… “Dù chỉ mới thành lập nhưng Fanpage đã có gần 800 người theo dõi, giúp tiếp cận với nhiều phụ huynh. Chúng em hy vọng từ Fanpage này sẽ giúp lan tỏa rộng hơn những thông tin tích cực, là cầu nối để phụ huynh có thể chia sẻ với nhau trong phương pháp nuôi dạy con, nhất là nâng cao hiểu biết của phụ huynh về EQ, từ đó điều chỉnh phương pháp giáo dục trẻ”, đôi bạn bày tỏ. Ngoài ra, Anh Thy và Quỳnh Anh cũng thực hiện một cuốn sổ tay giáo dục trẻ cho phụ huynh, trong đó thông tin sơ lược kiến thức về EQ, kỹ năng nuôi dạy trẻ khoa học, đơn giản, kiến thức tâm lý trẻ, gợi ý cách để phụ huynh trò chuyện với trẻ, giúp phụ huynh ghi lại hành trình thay đổi hành vi của trẻ… “Để có thể hiểu tâm lý trẻ, hỗ trợ phụ huynh chơi với trẻ, chúng em phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu trên mạng và đọc nhiều sách, từ đó chọn lọc những thông tin hữu ích, phù hợp với phụ huynh”, Anh Thy cho biết.

Với nhận định, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách trẻ bao gồm gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân trẻ, đề tài cũng xây dựng giải pháp trò chơi (Lost Bunny) tạo mini game chạy trên nền điện thoại. “Game gồm 40 vòng, được chia số chặng tương ứng là các hành trình với mức độ từ dễ đến khó. Ở từng hành trình, trẻ sẽ phải nhập vai để nhận biết và gọi tên được cảm xúc của chính mình, của người khác, quản lý được cảm xúc của bản thân. Để thiết kế được game, chúng em vừa mày mò thực hiện vừa nhờ đến sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè. Với các hình ảnh vui tươi, gần gũi, game sẽ giúp trẻ vừa chơi, vừa học”, Quỳnh Anh thông tin.

Đặc biệt, giải pháp của đề tài còn tiếp cận đến trường học, tạo dựng chương trình rèn luyện cho trẻ có sự kết hợp ở nhà và ở trường. Dựa vào chính những trò chơi phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ, Quỳnh Anh và Anh Thy đã chọn lọc và sáng tạo ra trò chơi rèn luyện gồm 5 chặng với tên gọi “Xây ngôi nhà hạnh phúc”. Trong mỗi chặng đều có sự kết hợp chơi ở nhà và ở trường, chặng sau sẽ sử dụng kỹ năng của chặng trước. Cùng với trò chơi, Quỳnh Anh và Anh Thy cũng thiết kế một bộ sổ tay hướng dẫn phụ huynh chơi với con tại nhà kết hợp tại trường. “Mục đích mà trò chơi hướng đến là giúp trẻ nhận ra được bản thân muốn gì, kích thích trẻ rèn luyện các trạng thái cảm xúc, đặc biệt là nâng cao vai trò song hành trong giáo dục trẻ của gia đình và nhà trường. Các giải pháp trò chơi, game mini đã được chúng em tiến hành thực nghiệm trong vòng 3 tháng tại Trường Mầm non Tuệ Đức và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh, giáo viên, từng bước thay đổi nhận thức của phụ huynh về giáo dục, phát triển chỉ số cảm xúc ở trẻ. Chính tính hiệu quả trong thực nghiệm sẽ là cơ sở để chúng em phát triển hơn nữa đề tài”, Anh Thy nhấn mạnh.

Chia sẻ về hướng phát triển đề tài trong thời gian tới, Anh Thy và Quỳnh Anh cho biết sẽ tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tạo nên bộ giáo án tích hợp trò chơi rèn luyện tại nhà, tại trường… nhằm hướng tới việc trẻ sẽ được quan tâm một cách đúng nghĩa về cả trí tuệ và cảm xúc.

Bài, ảnh: Đ Quang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)