Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trẻ cô đơn trong nhà mình

Tạp Chí Giáo Dục

Không ít cha m vì quá coi trng công vic cá nhân mà h quên đi trách nhim giáo dc con tr, đơn gin ch là giao tiếp hàng ngày. Vi suy nghĩ rng, ch cn nhiu tin thì con h s đáp ng đưc mi th ca cuc sng. Vì vy mà có nhng đa tr y c cm thy cô đơn, chán nn, bun phin thm chí là mt nim tin vào cha m.

Cha m cn quan tâm đến con tr đ tr không cô đơn trong chính ngôi nhà ca mình (nh minh ha)Ảnh: I.T

Ít giao tiếp s lch lc nhân cách

Chị Mai Anh (Q.Thủ Đức, T.P HCM) chia sẻ: “Vợ chồng tôi làm kinh doanh, kinh tế khá giả, hai đứa con đang học cấp 2, các cháu thích gì thì đều được cha mẹ chiều hết mức. Vậy mà kết quả học tập của cháu chỉ ở mức độ trung bình. Không biết vì sao sự mong muốn của vợ chồng tôi mà hai con không đạt được. Thậm chí, hai đứa còn hay chống đối lại cha mẹ”. Chúng tôi trò chuyện với cháu lớn tên Hoàng, 14 tuổi và được cháu kể lại: “Cha mẹ cháu lúc nào cũng bàn chuyện kinh doanh và chuyện tiền bạc. Ngày thì ở chợ. Tối thì về đếm tiền, kiểm tra hóa đơn. Có mấy khi hỏi han anh em cháu bao giờ đâu. Các cháu chỉ muốn cha mẹ dành thời gian để chơi với các cháu. Lâu lắm rồi, cháu không có cảm giác được vui vẻ cùng cha mẹ. Có hôm cha mẹ về muộn thế là hai anh em ra quán ăn, ăn xong lại đi học thêm. Học xong về thì cha mẹ cũng đến giờ đi ngủ”.

Chị Hoài Thu (Dĩ An, Bình Dương) cũng có hoàn cảnh tương tự. Chị phân trần: “Con trai tôi Thanh Sơn, 12 tuổi, nhưng dường như ít khi hòa hợp với cha mẹ. Tính khí nó cứ khác thường. Kết quả học tập thì tốt nhưng không hiểu vì sao mà cháu thường cáu gắt với cha mẹ. Lầm lũi cả ngày”. Tìm hiểu thêm về gia đình, chúng tôi biết được chồng chị là dân công trình, luôn bận rộn. Chị là giáo viên lại đang học sau đại học. Vì bận rộn nên rất hiếm khi anh chị có thời gian vui chơi và chia sẻ với cháu.

Cho tr nhng nim vui

Gia đình chính là điểm tựa vững chắc, nền móng cho sự hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách cần thiết. Nếu như các em ít được giao tiếp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của trẻ. Mỗi đứa trẻ khi sinh ra thì gia đình chính là cái nôi đầu tiên để hình thành nên những giá trị. Sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái ở mọi lứa tuổi trong gia đình đều rất quan trọng. Đối với trẻ em, giao tiếp chính là yếu tố quyết định nhân cách. Thông qua giao tiếp các em sẽ cảm thấy cha mẹ chính là điểm tựa, là niềm vui và bảo đảm cho sự an toàn của mỗi cá nhân. Thông qua giao tiếp mà ngôn ngữ các em được phát triển tốt, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được kết dính bền vững. Ngược lại, các em sẽ cảm thấy cô đơn và chán chường với chính người thân của mình, thậm chí là trẻ mất niềm tin. Vì vậy, những giao tiếp thông thường đều có giá trị đối với trẻ. Khi có thành tích thì cha mẹ nên động viên khích lệ, khi thất bại thì có sự an ủi, sẻ chia. Lúc đó, các em tỏ ra luôn cần cha mẹ hơn bao giờ hết. Điều thất bại ở mỗi gia đình là khi trẻ đạt được thành tích cao mà cha mẹ chẳng hề quan tâm thì thành tích đó cũng chẳng có ý nghĩa nhiều với trẻ, thậm chí các em còn giấu thành tích với cha mẹ. Đặc biệt, khi trẻ lại trốn tránh, buồn bã, thất vọng, cô đơn sẽ là rất nguy hại có thể dẫn đến những rối loạn cảm xúc và hành vi tiêu cực. Khi sự bất hòa giữa cha mẹ và con cái hay những biểu hiện chán chường thì cha mẹ cần phải chú ý để tránh những hệ quả xấu. Bởi vậy, dù bận rộn thế nào đi nữa, người lớn có thể kiếm nhiều tiền nhưng con cái không nghe lời, chống đối cha mẹ thì cũng đều là thất bại. Mỗi ngày, chúng ta dành cho còn trẻ một thời gian nhất định và cho con những niềm vui để con được tận hưởng cảm xúc hạnh phúc, vui vẻ trong gia đình. Mỗi ngày chúng ta không giao tiếp với con thì chúng ta đang nới rộng khoảng cách trong gia đình và đó là nguy cơ mà người lớn phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, giao tiếp còn để phát huy sở trường con trẻ, định hướng cho con những bài học giá trị, là điều kiện để cha mẹ rút kinh nghiệm cho bản thân mình trong nuôi dạy trẻ. Cha mẹ hãy cùng học, cùng chơi với con, đối thoại với con, lắng nghe con nói, tạo ra những hoạt động hấp dẫn, tươi vui trong bầu không khí tâm lý ấm cúng của gia đình. Hãy thường xuyên quan tâm, động viên, hỏi han con cái mỗi ngày, ở mọi thời điểm, bằng các phương tiện. Giao tiếp luôn là nhân tố quyết định cho sự hình phát triển nhân cách, là nền tảng để hình thành những phẩm chất cần thiết cho trẻ.

Nguyn Văn Công (Ging viên tâm lý)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)