Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trẻ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được mở thẻ tín dụng: Nhiều phụ huynh tán thành

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Giúp tr t lp trong qun lý tài chính là k vng ca các nhà chuyên môn cũng như ph huynh trưc quy đnh ca Ngân hàng Nhà nưc (NHNN) khi cho phép tr em đ 15 tui đến dưi 18 tui đưc m th tín dng, th ghi n, th tr trưc. Quy đnh có hiu lc t ngày 3-3-2018.

Ph huynh nên kim soát chi tiêu ca con bng cách np vào tài khon mt s tin c đnh hàng tháng, đ tp dn tính t lp cho con v sau

Nên “ưu tiên” th ghi n ni đa

Đối với chủ thẻ chính là cá nhân, tại điểm b, khoản 1, điều 16 thuộc Thông tư 26/2017/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN) của NHNN quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước”. Quy định mới này là một bước tiến mới so với Thông tư 19. Trước đó, Thông tư 19 quy định trẻ ở nhóm tuổi trên chỉ được mở các loại thẻ khi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc sử dụng thẻ. Đồng thời phải có người bảo lãnh đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.

Theo NHNN, việc cho phép trẻ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được mở thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước là một trong những phương cách mở rộng đối tượng được sử dụng các loại thẻ trên, nhằm góp phần đồng bộ với quy định về đối tượng được vay vốn tại các tổ chức tín dụng theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Cụ thể, điều 7 của thông tư này quy định: “Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”.

Theo nhận định của một cán bộ NHNN, quy định cho phép trẻ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được mở thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước của Thông tư 26 vừa là một động thái đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, tại khoản 4, điều 21 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Theo vị cán bộ này, việc cho trẻ ở nhóm tuổi trên được mở thẻ là phù hợp trong xu hướng xã hội tiến tới phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, phụ huynh cần giám sát hạn mức chi tiêu trong thẻ của con bằng cách mở thẻ ghi nợ nội địa (ATM). Vì trẻ chỉ có thể sử dụng loại thẻ này khi trong tài khoản có tiền, đồng thời trẻ cũng không thể tiêu quá số tiền mà thẻ hiện có.

Thun tin trong hc tp và sinh hot cá nhân

Ủng hộ quy định này, bà Đinh Phương Thảo, phụ huynh của em Phạm Tiến Đức (học sinh lớp 9 – Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Tân Phú) cho rằng đây là phương cách hay giúp học sinh rèn tính tự lập khi chi tiêu trong học tập cũng như sinh hoạt thường ngày. Dự tính khi mở thẻ cho con, bà Thảo sẽ chuyển khoản một số tiền cố định vào tài khoản hàng tháng, để cậu con trai hoàn toàn chủ động “cân đối thu chi” trong việc ăn sáng, trả tiền xe buýt hoặc mua dụng cụ học tập cần thiết… Theo người phụ nữ làm nghề thủ quỹ, cách mở thẻ này còn là nơi “để dành” tiền lì xì Tết, giúp các em học sinh có nguồn quỹ phục vụ cho nhu cầu học tập của bản thân. Đây cũng là cách hướng các em biết sử dụng tiền mừng tuổi một cách hữu ích, không tiêu xài phung phí. Chưa kể, thông qua tài khoản thẻ, học sinh còn có thể chuyển khoản tiền học phí hoặc các khoản chi phí liên quan trong học tập theo quy định đến tài khoản của nhà trường. Nhờ vậy, phụ huynh đỡ tốn thời gian đi đóng tiền cho con, còn nhà trường cũng giảm thêm được một hạng mục trong công tác hành chính.

Theo chuyên gia tài chính – tiến sĩ Hunh Trung Minh, thiếu niên trong khong t 15 tui đến dưi 18 tui đã có nhn thc v tài chính, đã biết ch đng trong vic chi tiêu cho nhng nhu cu cá nhân, mua sm sách v hoc dng c hc tp… Do đó, khi m th tín dng, th ghi n hoc th tr trưc cho con, ph huynh nên cp mt khon tin nht đnh hàng tháng và giám sát các khon chi tiêu ca tr. Qua đó nhm góp phn rèn luyn cho con thói quen qun lý tài chính cá nhân, cũng như dn to tính t lp cho con sau này.

Cũng ủng hộ quy định mới này, ông Phạm Trần Tuấn Hải, phụ huynh của em Phạm Trần Thảo Nguyên (học sinh lớp 9/2 Trường THCS Trần Phú, quận 10) cho biết, gia đình ông rất mừng “vì từ nay có thể đóng tiền học phí trực tiếp vào tài khoản của nhà trường, không phải ra ngân hàng nộp tiền như trước đây”. Theo ông Hải, trong hai năm qua nhà trường cho phép phụ huynh đóng tiền học cho học sinh qua tài khoản của nhà trường, nhưng vì công việc buôn bán bận rộn nên để có thời gian ra ngân hàng cũng khó. Trong khi đưa tiền cho con đi đóng giúp lại lo con lơ đễnh làm mất. Do đó, khi ngân hàng cho trẻ đủ 15 tuổi được mở tài khoản thẻ, ông Hải hy vọng mọi việc từ nay sẽ thuận tiện hơn.

Bài, nh: Vũ Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)