Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trẻ em cũng bị ung thư dạ dày

Tạp Chí Giáo Dục

Ung thư dạ dày có tỷ lệ cao với người lớn nhưng nói như vậy không có nghĩa là trẻ em nằm ở vòng ngoài của căn bệnh nan y này. Vì thế biết cách phòng và phát hiện ung thư dạ dày ở trẻ là kỹ năng cần thiết đối với các bậc cha mẹ nuôi con.

Một số hình ảnh về bệnh lý đau dạ dày của người lớn lẫn trẻ em

Trong thực tế có ít trẻ bị ung thư dạ dày và có biểu hiện không rõ ràng nên hầu hết phụ huynh đều cho rằng đây là căn bệnh của người lớn. Từ quan niệm không đúng với thực tế đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc khi hối hận thì đã muộn màng.

Nhầm lẫn trong chẩn đoán

Kết luận của BS bộ môn tiêu hóa đánh giá, đa số trẻ bị ung thư dạ dày đều có liên quan đến triệu chứng viêm dạ dày trước đó. TS.BS Nguyễn Anh Tuấn – BV ĐH Y dược TP.HCM cho biết, nguyên nhân viêm dạ dày rất đa dạng nhưng hầu hết là từ chấn thương niêm mạc bao tử hoặc tổn thương tại chỗ bộ phận phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa. Trên thực tế rất dễ nhận diện viêm loét dạ dày vì bệnh nhân (BN) thường có triệu chứng đau vùng thượng vị bất thường mà không rõ nguyên nhân. Đến lúc ợ ra hơi chua là bệnh đã nặng hơn trước đó mà BN cảm nhận được rất rõ vì vùng thượng vị bị nóng rát. Cũng có người lại có dấu hiệu mắc ói, buồn nôn liên tục nhất là chán ăn mệt mỏi. Đây là lý do làm cho người bệnh bị sụt ký, gầy ốm trông thấy.

Đối với trẻ em việc điều trị bằng kháng sinh luôn hạn chế nên BS ít có sự lựa chọn hơn. Đây chính là khó khăn lớn nhất của thầy thuốc khi điều trị bệnh đau dạ dày. 

Đây cũng là triệu chứng dễ thấy khi dạ dày “vướng vào” ung thư. Nhưng trong thực tế rất ít  khi phát hiện được triệu chứng của căn bệnh nan y này hoặc đôi khi do chủ quan cho rằng đây là bệnh viêm loét dạ dày. Đối với trẻ em ung thư dạ dày lại càng khó phát hiện hơn người lớn vì sự phản ánh thiếu chính xác. Trong thực tế, khi trẻ có triệu chứng đau bụng, chán ăn cha mẹ cứ cho rằng bé bị giun sán hành hoặc đau bụng khan. Ít ai cho rằng con mình bị K khi còn nhỏ tuổi. Ngay tới lúc BS chẩn đoán bệnh người nhà cũng nghi ngờ kết quả vì cho rằng bé còn quá nhỏ làm sao ung thư dạ dày được(?). Có nhiều gia đình lại đưa trẻ đến các trung tâm dinh dưỡng để xin được tư vấn về chế độ chăm sóc và ăn uống vì cho rằng trẻ kén ăn. Chính vì thế không ít trường hợp ở thời kỳ cuối thì bệnh đã nặng. Triệu chứng lúc đó dễ thấy nhất là trẻ đi cầu ra máu hoặc phân đen do xuất huyết đường tiêu hóa và sụt nhiều ký về trọng lượng.

Sức mạnh của kháng thể OvalgenHp

Theo BS Hoàng Lê Phúc – Trưởng khoa Tiêu hóa BV Nhi đồng 1 TP.HCM – tác nhân chính gây ra bệnh ung thư và viêm loét dạ dày là vi khuẩn Hp (Helicobapylori). Tuy vậy, vi khuẩn Hp gây bệnh ở người lớn và trẻ em không giống mà hoàn toàn khác nhau. Các bậc phụ huynh hay coi thường vì triệu chứng bệnh nhẹ hơn ít biểu hiện rõ ra bên ngoài như người lớn tuổi. Đây chính là kẻ sát thủ âm thầm khi cần có cơ hội là bùng phát nhất là bước vào giai đoạn đến trường. 

Hiện nay, nhờ kỹ thuật tiên tiến mà việc phát hiện bệnh đau dạ dày đặc biệt là soi tìm vi khuẩn Hp không còn khó khăn như trước. Chỉ cần một chỉ định nội soi là thầy thuốc có thể tìm ra loại vi khuẩn gây chết người này. Khi phát hiện trẻ bị viêm loét dạ dày, BS kê toa thuốc kháng sinh để diệt trừ vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, phải tùy theo trường hợp vì không phải bất cứ trẻ nào có vi khuẩn Hp vì nếu dùng nhiều thuốc kháng sinh thì sẽ ảnh hưởng đến việc chữa trị về sau. Đó là trường hợp của một số trẻ đã bị đề kháng nhiều loại kháng sinh, không điều trị được vi khuẩn Hp cho nên bệnh cứ tái phát. Ước tính có hơn 20% trẻ điều trị vi khuẩn Hp bị tái nhiễm trong vòng một năm sau. Khi điều trị kháng sinh bằng phác đồ cũ không có hiệu quả, BS thường đưa ra phác đồ mới để điều trị.

Tin vui trong việc điều trị bệnh lý hệ tiêu hóa, gần đây đã có một loại kháng thể OvalgenHp chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà ức chế trực tiếp vi khuẩn Hp của Nhật Bản được các nước sử dụng có hiệu quả trong đó có Việt Nam. Sau nhiều năm sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau của thực phẩm chức năng, bổ sung trong sữa chua, sữa lên men, tỷ lệ trẻ em ở Nhật Bản nhiễm khuẩn Hp giảm tới mức thấp nhất đã mở ra một tín hiệu mới. “Loại kháng thể này vẫn được thực hiện các nghiên cứu lâm sàng và phổ biến để chung tay loại trừ vi khuẩn Hp khỏi cộng đồng, góp phần giảm thiểu bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính và ung thư dạ dày” – TS. Nguyễn Văn Sa – Giám đốc Viện Nghiên cứu Miễn dịch Gifu – Nhật Bản khẳng định.

Hương Thủy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)