Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trẻ em và nhà trường hiện đại – Giải pháp công nghệ Giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Trong hai ngày 7-8/12, tại Đồ Sơn – Hải Phòng, Trung tâm Công nghệ GD – Viện Khoa học GD Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Trẻ em và nhà trường hiện đại – Giải pháp công nghệ GD”, do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì.

Đánh dấu 30 năm nghiên cứu và phát triển CGD, Hội thảo với chủ đề “Trẻ em và nhà trường – Giải pháp công nghệ giáo dục” tập trung cho 9 nội dung là: Trẻ em hiện đại và nhà trường hiện đại; Công nghệ học và vấn đề cốt lõi của CGD; Mô hình nhà trường hiện đại (trường tiểu học và trường trung học); Công nghệ học cho các môn học ở cấp tiểu, ở cấp trung học; Công nghệ học cho các hoạt động GD trong nhà trường; Công nghệ học cho HS ở các vùng khó khăn và dân tộc thiểu số; Công nghệ học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin; CGD với GD bảo vệ môi trường và GD vì sự phát triển bền vững. Cuối cùng chính là nội dung giải pháp công nghệ cho nền GD đại trà.

Trường học thực nghiệm CGD ra đời đã phần nào minh chứng cho sự đúng đắn nâng cao chất lượng GD theo hướng CGD. Từ khởi điểm 1 khối lớp 1 với 138 HS, đến nay Trường thực nghiệm Hà Nội có 1600 HS từ lớp 1-12. Nhiều đơn vị thuộc các tỉnh thành trong cả nước đã kiên trì sử dụng CGD như một giải pháp nâng cao chất lượng GD của địa phương. Đặc biệt, các đại biểu đều nhận định: Phương pháp CGD này đem lại hiệu quả cao cho GD, nhất là vùng dân tộc thiểu số trong việc dạy học tiếng Việt cho HS lớp 1.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển:

– Hội thảo này rất có ý nghĩa vì đã đưa ra được giải pháp góp phần làm tốt CGD vào trường học.

– Các báo cáo khoa học, các ý kiến đóng góp đã miêu tả sinh động CGD triển khai trong các cấp học, các mô hình nhà trường…

– Cần đánh giá toàn diện nội dung, phương pháp… hiệu quả nghiên cứu CGD để tổng kết, so sánh chúng ta đã làm được gì và chưa làm được gì, đã làm được đến đâu v.v…

– Để có hướng phát triển tiếp theo tiến tới mô hình nhà trường hiện đại theo CGD, GD phổ thông là một hệ thống, cần triển khai nghiên cứu cả THCS và THPT.

P.V

Theo Giáo dục & Thời đại

Bình luận (0)