Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trẻ giỏi toàn diện vì… ba mẹ

Tạp Chí Giáo Dục

Con cái hc gii, có nhiu tài năng luôn là nim vui vô b bến ca ph huynh. Tuy nhiên, nhiu ph huynh đã ly thành tích t hc tp đến năng khiếu ca con làm mc tiêu nuôi dy ca mình. Chính vì mc tiêu con phi gii, phi hoàn ho, phi toàn din, nhiu ph huynh đã gây áp lc nng n lên con mà không h biết.


Cán b coi thi hưng dn thí sinh đin thông tin vào giy thi trong k thi tuyn sinh vào lp 10 công lp ti TP.HCM năm 2024 (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

1. T., một học sinh lớp 5 học giỏi và tích cực trong mọi phong trào của trường, lớp. Từ khi vào lớp 1 đến nay, T. đã đạt rất nhiều thành tích từ học tập đến các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động Đội… Những ngày chuẩn bị kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 5 vừa qua, T. thường hay nghỉ học, phụ huynh xin phép cho em nghỉ học vì bệnh. Thế nhưng, một số bạn thân thiết trong lớp của T. lại cho biết em “làm bộ” bệnh. Tôi không tin, nhưng các bạn của T. đưa tin nhắn và hình ảnh em chụp gửi các bạn cho thấy T. hoàn toàn bình thường.

Khi T. trở lại trường sau một lần phụ huynh xin cho em nghỉ bệnh, tôi khéo léo tìm hiểu thì được biết chuyện em giả bệnh như bạn bè nói là có thật. Theo T., từ năm học lớp 3 đến giờ, để được nghỉ ngơi vì quá mệt mỏi em phải giả bệnh nhức đầu, đau bụng… để được ở nhà một ngày. T. kể thêm, ngay từ khi chưa vào lớp 1 đến giờ, ba mẹ đã bắt em đi học đủ thứ: văn hóa, tiếng Anh, võ thuật, vẽ, đàn… Em đưa cho tôi xem thời gian biểu hằng ngày của em ở năm lớp 5 làm tôi “choáng ngợp”. Cụ thể, em học cả ngày ở trường, sau đó là học thêm tiếng Việt, toán, tiếng Anh tất cả các buổi tối ngày thường để có thể vào lớp 6 của trường mà ba mẹ mong muốn. Hai ngày cuối tuần, em học thêm võ thuật, cầu lông, đàn, vẽ. Thời gian nghỉ ngơi duy nhất của em là tối chủ nhật. Vì vậy, khi mệt mỏi quá T. giả bệnh để có thể nghỉ trọn vẹn một ngày.

Tôi lo lắng hỏi về việc “nếu em bệnh thì phải uống thuốc”. T. trả lời làm tôi sửng sốt vì sự thông minh quá mức. Cụ thể, T. nói hồi lớp 3, khi báo bệnh, ba mẹ mua thuốc cho em uống; sau này em biết nếu không có bệnh mà uống thuốc thì có hại cho cơ thể nên không uống mà bỏ thuốc vào bồn cầu. T. còn cho biết phải nói bệnh gì nhè nhẹ để ba mẹ không đưa đi bác sĩ khám mà chỉ uống thuốc ba mẹ mua. Tôi khuyên em nên nói sự thật cho ba mẹ biết về sự mệt mỏi của mình khi phải học suốt cả tuần. T. nói em không muốn ba mẹ buồn và do em cũng thích được mọi người khen ngợi nên luôn cố gắng. Mỗi lần em được bất kỳ thành tích gì cũng được ba mẹ và cả bên nội, bên ngoại thưởng. Năm học này, nếu T. được vào lớp 6 một trường THCS có tiếng như ba mẹ muốn thì phần thưởng của em là một chuyến du lịch Hàn Quốc mà em mơ ước từ lâu. Còn ông nội sẽ thưởng chiếc điện thoại mới; ông bà ngoại tặng chiếc xe đạp điện. T. luôn là niềm hãnh diện của họ hàng nội, ngoại. Mỗi khi có dịp tụ tập gia đình, mọi người đều không tiếc lời khen em. T. luôn là tấm gương “giỏi toàn diện” để các em khác noi theo. Những tờ giấy khen của T. được treo khắp nhà. Với những lời khen “có cánh” và những phần thưởng “khổng lồ” như thế, trẻ con nào mà có thể từ chối được! Tôi chỉ biết khuyên T. cần nói thật với ba mẹ là em quá mệt mỏi, muốn có giờ nghỉ, giờ chơi như các bạn và quan trọng nhất là sức khỏe của bản thân nếu cứ tiếp tục học suốt tuần như thế. Tôi không biết ba mẹ của T. nghĩ gì nếu biết con mình đã biết “làm bộ” bệnh từ năm lớp 3 và đã uống bao nhiêu thuốc rồi cho đến lúc biết uống thuốc khi không bị bệnh là có hại mà bỏ thuốc đi?

Rất may là kết quả cuối năm, T. đã vào được lớp 6 trường THCS như ba mẹ mong muốn. Nếu T. không đủ điểm để vào ngôi trường mơ ước của ba mẹ thì điều gì sẽ xảy ra? Nó sẽ là cú sốc khủng khiếp đối với đại gia đình của T. và em sẽ ra sao? Một đứa trẻ luôn là “số 1” và phần thưởng “khổng lồ” sẽ vuột khỏi tầm tay em. Bỗng dưng, tôi thật sợ hãi, lo lắng nghĩ đến những viên thuốc T. phải uống khi em “làm bộ” bệnh.

2. Sau khi có kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, cộng đồng mạng lại “dậy sóng” vì chia sẻ của một học sinh. Em viết: “Mọi người ơi, con trượt nguyện vọng 1 rồi ạ. Năm nay, con đặt nguyện vọng 1 vào trường H., con thiếu 0,25 điểm để đỗ vào ngôi trường ao ước bấy lâu. Mỗi chiều đi học về, con luôn ghé qua trường, thầm mong một ngày sẽ trở thành học sinh của ngôi trường ấy. Con là một học sinh khá giỏi, điểm luôn đứng nhất nhì lớp. Vậy nên khi biết con trượt vào trường H., cả thầy cô lẫn bạn bè đều rất sốc và tiếc nuối. Con cố tỏ ra rằng mình ổn nhưng con rất buồn, nghĩ rằng giá như mình cẩn thận hơn một chút. Chỉ 0,25 điểm thôi nhưng cả thế giới trước mắt con như sụp đổ. Con biết con là con một nên bố mẹ kỳ vọng ở con rất nhiều. Từ khi biết điểm, không khí trong gia đình chùng xuống. Thầy cô và bạn bè động viên con, mong muốn con học tốt ở nguyện vọng 2. Nhưng bố mẹ con thì khác, họ chẳng nhìn lấy con 1 lần. Bố mẹ con cho rằng con là một đứa trẻ thất bại, chỉ mỗi việc ăn học cũng chẳng xong, rất tốn tiền của bố mẹ, thà về quê cho lành. Con chỉ biết lặng nghe và cắn rứt trong lòng. Con thậm chí chẳng nhận được một lời khen hay khích lệ từ họ – trong khi bố mẹ là người con yêu thương và tin tưởng nhất. Con cảm thấy sụp đổ, nghi ngờ khả năng của bản thân. Con vẫn muốn được học tập, được giao lưu với bạn bè, còn bao nhiêu thứ con muốn trải nghiệm trong 3 năm tới. Nhưng bố cương quyết rằng con không có khả năng học tập, chỉ xứng hạng trường bét, không nên phí tiền bố mẹ”.

Những dòng chia sẻ của em học sinh đã làm nhói lòng bao trái tim. Nhiều lời chia sẻ, động viên gửi đến em, mong em vượt qua nỗi buồn thi cử mà cố gắng vươn lên, tiếp tục con đường học tập và cũng không ít lời bày tỏ sự thất vọng, bất bình với ba mẹ em. Ba mẹ chính là chỗ dựa vững chắc cho con cái khi các em thất bại, buồn phiền. Chính vì thế không có gì đau đớn hơn khi chính ba mẹ lại là người “đạp” con xuống tận vực sâu của nỗi muộn phiền. Mọi người đều cầu mong ba mẹ em nhận ra sai lầm của mình sớm, để có thể động viên, khuyến khích em tiếp tục học tập. Nếu không, mang trong mình ý nghĩ là kẻ “bất tài vô dụng” và làm buồn lòng ba mẹ, em không thể nào vui sống trong cuộc đời này.

Tương tự, sau mỗi mùa tuyển sinh đại học cũng có khá nhiều học sinh trầm cảm hay tự kết thúc cuộc sống của mình. Nếu được ba mẹ đồng hành, thông cảm, sẻ chia, chắc chắn các em sẽ “đứng dậy” và mạnh mẽ hơn. Con cái thành đạt, hiển vinh là niềm mơ ước của tất cả các bậc phụ huynh nhưng xin đừng lấy đó làm mục tiêu nuôi dạy, để rồi ép buộc con học, để rồi thất vọng vì con không như mình mong muốn và rồi làm con thêm khổ đau, bất hạnh. Ba mẹ hãy nuôi dạy con theo hướng con khỏe, con ngoan, con thành người hiếu thảo, thành người công dân tốt. Đặc biệt, ba mẹ hãy mong con mình “thành nhân” trước rồi hãy nghĩ đến chuyện con sẽ “thành công”.

Lê Phương Trí
(Giáo viên tư vn tâm lý hc đưng)

Bình luận (0)