Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trẻ kiếm tiền lo cho năm học mới

Tạp Chí Giáo Dục

Dp ngh hè, nhiu tr em ti các tnh đã theo cha m v TP.HCM đ bán hàng rong, bán vé s, lao đng ti các doanh nghip tư nhân… Theo lut sư Trn Th Ngc N – Chi hi trưng Chi hi Lut sư Hi Bo v quyn tr em TP.HCM – thc trng trên tn ti rt nhiu nguy cơ như tr b bóc lt sc lao đng, b xâm hi, nh hưng không tt đến s phát trin th cht và tâm sinh lý.

Em N.T.T.L (12 tui) cùng m đi bán vé s do ti Q.Th Đc, TP.HCM

Tr lao đng mùa hè

Gặp N.T.T.L (12 tuổi) với dáng người nhỏ thó, đặc chất giọng miền Trung khi L. đang mời khách mua vé số dạo tại một quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức, TP.HCM). L. kể, quê ở miền biển tỉnh Quảng Trị. Nhiều năm nay L. sống với ông bà nội ở quê, còn cha mẹ đều vào Sài Gòn “tha hương cầu thực”. Cha làm thợ nề, còn mẹ bán vé số mưu sinh. Thương cha mẹ, khi vừa được nghỉ hè L. đã xin ông bà nội vào Sài Gòn để cùng phụ cha mẹ kiếm sống.

L. cho biết: “Em cùng cha mẹ ở trọ tại phường 13, quận Bình Thạnh. Mỗi ngày em đều cùng mẹ đi bán vé số, bán được một vé em lời được 1.000 đồng. Do mời chưa quen nên mỗi ngày em chỉ bán được khoảng 50-70 vé. So với những người bán lâu năm khác như vậy là ít nhưng với em đã khá nhiều. Hơn 1 tháng nay, em đã tiết kiệm được gần 3 triệu đồng. Số tiền đó em sẽ tự trang trải tiền học trong năm tới để phụ giúp cha mẹ”.

So với L. thì em V.D.H (11 tuổi, quê Quảng Bình) đã gặp khá nhiều tình huống trắc trở hơn khi cùng anh trai vào Sài Gòn mưu sinh cùng cha mẹ trong dịp nghỉ hè. H. nhớ lại: “Em và anh trai tính là vào thăm cha mẹ đang làm công nhân nhưng thấy có việc làm nên ở lại xin việc làm thêm trong hè để kiếm thêm tiền trang trải việc học. Anh trai em 14 tuổi nên được chủ của một công ty may tư nhân nhận vào làm việc. Do chưa có kinh nghiệm nên người ta thỏa thuận trả lương cho anh của em 3 triệu đồng/tháng, bao luôn ăn ở. Còn em còn nhỏ tuổi người ta không nhận, em xin theo một chú đồng hương đi bán vé số và tăm bông, móc khóa. Mấy ngày có chú đi cùng còn đỡ, hôm trước hai chú cháu đi bán ở 2 đường khác nhau, em bị mấy anh lớn tuổi khác chặn đường đánh vì “xâm phạm địa bàn” của họ…”.

Lo ngi nhiu nguy cơ

Không chỉ L. hay H., theo luật sư Trần Thị Ngọc Nữ – Chi hội trưởng Chi hội Luật sư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, TP.HCM là TP đông dân nhất cả nước, có nhu cầu việc làm rất cao, do đó nhiều người dân từ các tỉnh thành lân cận đều tìm đến để lao động. Không chỉ người lớn dồn về TP kiếm việc làm, mà lâu nay đang tồn tại một thực trạng là nhiều trẻ em cũng theo cha mẹ lên TP lao động, đặc biệt càng tăng cao vào dịp nghỉ hè.

Luật sư Nữ chia sẻ: “Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát thực tế tại các khu có người lao động sinh sống, đặc biệt là tại các khu chợ đầu mối, đã chứng kiến rất nhiều trường hợp trẻ em bị cha mẹ buộc phải làm việc mưu sinh. Chợ đầu mối thường kinh doanh từ 3 giờ đến 9 giờ sáng, vậy mà các em cũng phải thức để làm việc như nhặt phân loại rau, bưng vác, kéo, hoặc giữ xe cho khách…. Độ tuổi của các em còn rất nhỏ trong khi khối lượng hàng hóa lớn, mức độ làm thường xuyên nên không ít em bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Có em nhỏ 13 tuổi kể với tôi rằng, vì khiêng, kéo hàng hóa quá nặng nên dần dần xương sống bị vẹo, dáng đi luôn lệch về một bên, đi học cũng không thể ngồi thẳng lưng được. Một trường hợp khác là bé gái khoảng 11 tuổi, phụ mẹ buôn bán ở chợ đầu mối, trong khuôn viên chợ nhiều góc khuất tối tăm, lo sợ bé có thể bị các đối tượng xấu lạm dụng tình dục chúng tôi khuyên răn gia đình nên cho bé ở nhà tập trung cho việc học. Trên thực tế, việc lao động sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ, mà còn có thể dẫn đến trẻ bỏ học sớm, nguy cơ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, tương lai trở nên dang dở…”.

Cũng theo luật sư Nữ, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là rất nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa hiểu về các quy định của Luật Trẻ em, dẫn đến vi phạm luật. Đối chiếu với các quy định, việc cha mẹ buộc con lao động khi chưa đủ tuổi đã vi phạm các quyền về sống còn; quyền được bảo vệ; quyền được tham gia vui chơi, học tập và phát triển của trẻ em. “Lâu nay, việc tuyên truyền Luật Trẻ em chưa đúng đối tượng, bởi chỉ tập trung tuyên truyền cho trẻ em, trong khi đó người quyết định rất lớn đến các hành động của trẻ là cha mẹ. Do đó, đối tượng cần được tích cực tuyên truyền là các bậc phụ huynh để họ nắm được các quy định, hiểu và tạo điều kiện cho con được phát triển toàn diện. Nhiều năm nay, chúng tôi đã tham gia cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ TP tích cực đến các khu nhà trọ cho công nhân gần các khu công nghiệp trên địa bàn TP để tuyên truyền Luật Trẻ em cho các phụ huynh…” – luật sư Nữ chia sẻ thêm.

Bài, ảnh: Hng Cm

 

Bình luận (0)