Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trẻ luôn được phân biệt tốt-xấu bằng chính năng lực của mình tại trường mầm non Quốc tế iBS

Tạp Chí Giáo Dục

Ba mẹ có từng tự hỏi: “Trẻ muốn gì khi ở trường?”. Ngoài việc được chơi, được ăn ngủ, được tôn trọng, trẻ còn luôn muốn được tự phân biệt cái tốt – cái xấu bằng chính năng lực của mình. Và đó là những điều trẻ được làm tại trường mầm non Quốc tế iBS.

Dạy trẻ nhỏ tốt – xấu, đúng – sai giữa cuộc sống hiện tại chưa bao giờ là điều dễ dàng – đặc biệt là với trẻ trong độ tuổi mầm non và tiểu học – nhưng lại vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ ngay từ những năm đầu đời, hình thành một thói quen tốt – thói quen tư duy và phản biện – một điều mà rất nhiều bạn trẻ thế hệ ngày nay chưa làm được.

Giản Tư Trung – một nhà hoạt động giáo dục nổi tiếng – đã nói rằng “Trẻ có tư duy đa chiều khi trưởng thành sẽ dần hình thành kỹ năng “khiêu vũ với bầy sói”, nghĩa là, trẻ có thể sống trong “bầy” mà không bị sói “ăn thịt”, cũng không trở thành… sói. Đó cũng tương đồng với những quan điểm giáo dục hiện đại ngày nay, khi rất nhiều chương trình học ngay từ cấp độ mầm non (ví dụ như chương trình mầm non Quốc tế của Fieldwork Education đang được trường mầm non Quốc tế iBS sử dụng) hướng đến việc dạy trẻ quan sát, hiểu, tư duy, đối mặt với thực tế nhưng vẫn luôn giữ niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng, trường mầm non Quốc tế iBS đã và sẽ làm điều này như thế nào?

Đặt trẻ vào tình huống

Không thể dạy trẻ mầm non phân biệt tốt – xấu, đúng – sai, hay – dở bằng cách… nói suông. Nếu làm vậy sẽ không khác gì việc người lớn, cụ thể là giáo viên, áp đặt suy nghĩ của mình, quan điểm của mình và buộc trẻ cũng phải có tư duy như vậy.

Trẻ ở trường mầm non Quốc tế iBS luôn học cách hiểu một sự vật, hiện tượng theo cách rất riêng của mình – và hoàn toàn không phải là một chiều. Ví dụ, với mỗi chủ đề của một học phần kéo dài 6-8 tuần, trẻ sẽ được “nhúng mình” trong rất nhiều hoạt động thực tế, kể cả trong lớp lẫn ngoài trời. Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ có đủ điều kiện và môi trường để nhìn nhận, khám phá, đánh giá và tư duy để rồi rút ra kết luận cho riêng mình, phù hợp với tính cách, suy nghĩ và môi trường sống của mình.

Nhưng giáo viên của trường mầm non Quốc tế iBS có vai trò gì trong suốt quá trình này?

Đặt câu hỏi cho trẻ

Để quá trình tư duy của trẻ được phát triển tốt, và tăng cường khả năng phản biện, trong mọi hoạt động, trẻ đều nhận được sự tôn trọng, lắng nghe những nhận định của riêng trẻ. Sau đó, việc đặt câu hỏi, khơi gợi và giúp trẻ tư duy là vô cùng quan trọng. “Tại sao con lại nghĩ vậy?”, “Con có so sánh với điều gì trước đây không?”, “Con nghĩ sao về việc này?”, “Con có cách làm nào khác nữa không?”… Không phủ nhận, không phản bác, chỉ có khuyến khích và gợi mở trẻ bộc bạch những suy nghĩ khác có thể có trong đầu – đó là những gì giáo viên của trường mầm non Quốc tế iBS đang làm.

Ba mẹ đã sẵn sàng đồng hành cùng trường mầm non Quốc tế iBS trong việc gợi mở tư duy đa chiều và kỹ năng phản biện của trẻ? Hãy để chúng tôi giúp bạn nhé!

T.D.V

Bình luận (0)