Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh: Chỉ nên hình thành và nuôi dưỡng hứng thú cho trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT mi ban hành D tho thông tư Chương trình làm quen vi tiếng Anh dành cho tr mu giáo, s có hiu lc trong năm 2020. Theo đó, vic cho tr mu giáo làm quen vi tiếng Anh đưc t chc khong 35 tun/năm, ti thiu 2 hot đng làm quen vi tiếng Anh/tun, mi hot đng t 25-35 phút. Tài liu, hc liu s dng trin khai chương trình phi đưc B GD-ĐT thm đnh, phê duyt.


Vi tr mu giáo, vic làm quen vi tiếng Anh ch nên hình thành và nuôi dưng hng thú cho tr (hình minh ha)

Yêu cu đt ra cao

Dự thảo thông tư nêu rõ, mục tiêu tổng quát của Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo được xây dựng nhằm hướng tới hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh theo nhu cầu và khả năng giao tiếp của trẻ; góp phần chuẩn bị tốt hơn cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học. Hoàn thành chương trình, trẻ sẽ đạt được những mục tiêu cụ thể như nghe, hiểu, có phản hồi phi ngôn ngữ hoặc lời nói trong các tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc, có hứng thú với tiếng Anh, tích cực tham gia các hoạt động làm quen với tiếng Anh… Với những mục tiêu tổng quát và cụ thể, dự thảo đã đặt ra những yêu cầu cần đạt ở trẻ mầm non theo hướng tịnh tiến trong từng giai đoạn từ 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi.

Về nội dung giáo dục, dự thảo đề cập đến việc trang bị cho trẻ 4 kỹ năng ngôn ngữ là nghe, nói, làm quen với đọc, làm quen với viết với khoảng 100 từ, cụm từ chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động rất đơn giản quen thuộc và các mẫu câu giao tiếp rất đơn giản.

Về trình độ giáo viên triển khai chương trình, dự thảo quy định, giáo viên Việt Nam phải có bằng CĐ trở lên (ngành sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh), đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non hoặc phương pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Hoặc có bằng CĐ ngành giáo dục mầm non trở lên, có chứng chỉ năng lực tiếng Anh trình độ bậc 4 trở lên. Với giáo viên nước ngoài, ngoài yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cần đáp ứng các yêu cầu hiện hành quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo dự thảo, tài liệu học liệu triển khai chương trình do Bộ GD-ĐT thẩm định, phê duyệt, tùy vào điều kiện triển khai thực tế, nhu cầu và khả năng của trẻ, các cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch và tổ chức một cách linh hoạt, chú trọng phát triển năng lực giao tiếp thông qua kỹ năng nghe và nói, đảm bảo 35 tuần/ năm…

Khẳng định tính cần thiết khi xây dựng được chương trình cụ thể cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh, song cô Nguyễn Thị Phương Linh (Hiệu trưởng Trường Mầm non Măng Non III, Q.10) băn khoăn rằng, dự thảo không đề cập đến việc các cơ sở giáo dục mầm non được phép liên kết với các trung tâm được cấp phép hoạt động, đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo. “Với thực tế trình độ giáo viên mầm non ở các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay chưa thể đáp ứng được điều kiện thực hiện chương trình. Ngoài ra, một vài nội dung dự thảo yêu cầu hơi cao so với độ tuổi của trẻ như yêu cầu trẻ 4-5 tuổi đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên, xem truyện tranh và kể lại một số tình tiết của truyện theo tranh (bằng tiếng Anh), yêu cầu này sẽ phù hợp hơn với trẻ 5-6 tuổi…”, cô Linh băn khoăn.

Chưa nên đt yêu cu tr 3 tui tiếp xúc vi tiếng Anh

Khẳng định các nội dung nêu ra trong dự thảo không thực sự phù hợp với đối tượng trẻ mầm non, ThS. Nguyễn Hồ Thụy Anh (nguyên Chuyên viên bộ môn tiếng Anh, Sở GD-ĐT TP.HCM) phân tích, với mục tiêu tổng quát được dự thảo đặt ra là xây dựng chương trình nhằm hướng tới hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh theo nhu cầu và khả năng của trẻ; góp phần chuẩn bị tốt hơn cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học, dự thảo đã không thể hiện đúng hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là vui chơi. “Tất cả các hoạt động giáo dục kể cả hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh nên bắt đầu từ việc tạo hứng thú và nuôi dưỡng hứng thú cho trẻ. Do đó, khi dự thảo đặt mục tiêu: hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh cho trẻ, chuẩn bị tốt hơn cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học, dự thảo đã kéo trẻ ra khỏi hoạt động chủ đạo của chính trẻ, bắt đầu cho trẻ làm quen với khái niệm “học” quá sớm. Điều này sẽ gây quá tải và không tạo hứng thú cũng như nuôi dưỡng hứng thú cho trẻ khi tiếp xúc với môn tiếng Anh về sau”.

Cũng theo ThS. Thụy Anh, dự thảo còn thể hiện sự thiếu logic giữa phương pháp giáo dục đối với yêu cầu cần đạt và nội dung chương trình. Ví dụ: Phần III mục 2, dự thảo quy định cụ thể kỹ năng và số lượng từ trẻ cần đạt được ở từng độ tuổi như 3-4 tuổi nhớ 35 từ; đếm từ 1-3; 4-5 tuổi nhớ 70 từ, đếm từ 1-5; 5-6 tuổi nhớ 100 từ, đếm từ 1-10 và quy định cụ thể nội dung từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở từng độ tuổi cần đạt. “Việc này hoàn toàn không phù hợp với việc hình thành hứng thú giao tiếp tiếng Anh cho trẻ và không hợp lý với phương pháp giáo dục của dự thảo là giáo viên cần tôn trọng các giai đoạn lĩnh hội ngôn ngữ qua nghe hiểu không đi kèm hồi đáp bằng lời giúp trẻ tích lũy đủ ngữ liệu trước khi sẵn sàng sản sinh lời nói…

Đặc biệt, ThS. Thụy Anh cho rằng, việc dự thảo quy định học liệu và tài liệu sử dụng để triển khai chương trình phải được Bộ GD-ĐT thẩm định, phê duyệt sẽ hạn chế sự sáng tạo của giáo viên trong việc lựa chọn học liệu làm phong phú hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh, dễ dẫn đến thực trạng trẻ mẫu giáo học tiếng Anh… theo sách giáo khoa.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)