Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trẻ nghỉ hè ở quê

Tạp Chí Giáo Dục

nh minh ha. Ảnh: I.T

Đã từ lâu, cứ vào dịp học sinh nghỉ hè là rất nhiều các bậc phụ huynh sinh sống và làm việc tại các thành phố lại có thói quen, đó là: đưa con em mình về quê nội, ngoại!

Với những đôi vợ chồng có con nhỏ, khi cho các cháu về quê nghỉ hè cùng với ông bà nội, ngoại hay người thân luôn được xem là một phương kế hay, có “lợi kép”, bởi ngoài việc cha mẹ được rảnh rang không phải chăm lo, không phải kiếm chỗ gửi trẻ…, thì trong khoảng thời gian mấy tháng hè ở quê, trẻ có cơ hội được giao lưu tiếp xúc với ông bà, người thân yêu trong dòng họ, với trẻ hàng xóm nơi thôn quê. Ngoài ra, khi sống ở quê trẻ sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều hay, đó là được thỏa mình trong đam mê của vô vàn trò chơi dân gian nơi đồng quê cùng các em đồng trang lứa, như: thả diều, chơi bi, đánh đáo, nhảy lò cò…; hay được ông bà người thân hướng dẫn làm quen với cây trồng, vật nuôi mà ở thành phố trẻ chưa từng và chưa bao giờ được tiếp xúc thực tế. Không ít trẻ còn được ông bà người thân yêu dạy làm việc nhà, việc nấu nướng để khi lớn lên các em không tỏ ra lười nhác và không biết gì…!

Nói tóm lại, khi nghỉ hè trẻ được gửi về quê là rất tốt cho cả cha mẹ và các em, nhưng có một thực tế tôi cũng muốn đề cập tới, mà trong suy nghĩ của không ít cha mẹ có con gửi về quê nghỉ hè cũng có đôi chút “bận tâm”, đó là: Khi sống xa cha mẹ, không ít những hiểm họa tai nạn luôn rình rập trẻ, mà ông bà, người thân chỉ cần sơ sẩy, không chú ý trong phút chốc là rất dễ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc!

Có hai trong số rất nhiều những hiểm họa tai nạn luôn rình rập đối với trẻ từ thành phố trở về quê nghỉ hè, đó là; đuối nước và ngã cây. Đúng là tình trạng trẻ bị đuối nước vào dịp nghỉ hè trong những năm gần đây ở nước ta là đáng báo động, nhất là tại các vùng nông thôn, bởi dường như mỗi năm số các vụ trẻ thiệt mạng khi tự ý ra sông, hồ, suối, ao, đầm… để tắm, bơi lội ngày một gia tăng. Chúng ta biết rằng, trẻ em sinh sống tại các thành phố, thị trấn, thị tứ thì các em thường chỉ làm quen và bơi lội tại các bể bơi – nơi có người quản lý giám sát thường xuyên. Khi trở về quê, nếu khi ông bà, người thân không quản lý sát sao, sơ sẩy một chút là trẻ rất dễ lén theo bạn bè hàng xóm ra các khu vực có mặt nước là: ao, hồ, sông…, để tắm bơi lội, bởi trẻ con luôn có tính hiếu động, thích tìm hiểu khám phá, và đặc biệt là thích ham vui chơi cùng bè bạn, kể cả việc bị người lớn cấm đoán… Với những đứa trẻ ở quê khi thường là bọn nhỏ được tiếp xúc với sông nước sớm nên đại đa số đều biết bơi, và bơi thạo. Nhưng, với các em nhỏ từ thành phố về quê nghỉ hè, khi theo đi tắm, bơi, do không phải trẻ nào cũng biết bơi thạo, lại không quen, không thông thạo địa hình, mặt nước sâu, nông thế nào…, vì thế các em rất dễ gặp tai nạn, mà một khi đã gặp nạn những trẻ đồng trang lứa ở quê dẫu bơi thạo cũng khó lòng mà cứu được, vì sức lực trẻ đều yếu ớt, hơn thế nữa khi gặp nạn các em đều cuống lên… Thực tế thì có những vụ đuối nước tập thể vô cùng đau lòng cũng chỉ vì trẻ biết bơi cứu bạn không biết bơi, để rồi những trẻ không biết bơi bám víu chặt vào trẻ biết bơi, khiến tất cả đều thiệt mạng.

Có rất nhiều vụ trẻ thành phố về quê nghỉ hè rồi bị đuối nước xảy đến trong những năm gần đây, và vụ mới nhất xảy ra vào ngày 29-6-2019, tại xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, khi 2 cháu bé, 6 và 12 tuổi được cha mẹ sinh sống làm việc tại tỉnh Đắk Nông gửi về quê cho ông bà nội chăm sóc trong giai đoạn hè, đã cùng với một bé 6 tuổi sinh sống tại địa phương, xuống ao tắm để rồi bị thiệt mạng hết sức đáng tiếc. Để xảy ra sự việc đau lòng trên, ngoài việc ao trong vườn không được rào chắn cẩn thận thì có lẽ đáng trách hơn cả, đó chính là sự quản lý giám sát lỏng lẻo của chính ông bà nội các cháu.

Ngoài hiểm họa rình rập là đuối nước ra thì như đã nói, tai nạn do trẻ leo trèo cây cối rồi bị té ngã cũng là đáng báo động. Trẻ thường thích leo trèo, nhất là đối với các bé từ thành phố về quê nghỉ hè gặp nhà ông bà, người thân có cây cối với các loại hoa, trái. Kể cả khi nhà ông bà, người thân của mình không có cây cối, nhưng lúc giao lưu kết bạn với các trẻ hàng xóm ở quê thì các bé cũng sẽ sang nhà bạn mới để trèo cây hái quả, hái hoa. Rồi thì trò tiêu khiển trèo cây chấm bắt ve, bẫy chim cũng luôn tạo cho trẻ sự hứng khởi tột cùng. Lúc leo lên cây cao từ 3-5 mét, thậm chí có những cây cao hơn, nếu lỡ không may trẻ bị trượt chân, tuột tay rơi xuống đất thì hậu quả sẽ là cực kỳ khó lường, bởi sự cố xấu nhất trẻ bị thiệt mạng do ngã cây là không nhiều, nhưng hậu quả gãy chân tay, đa chấn thương các vùng trên cơ thể là phổ biến nhất. Chẳng thế cha mẹ ở quê xưa nay rất lo việc trẻ trèo cây, bởi họ không muốn tình trạng “đẻ con lành hóa con què”, và chẳng thế hễ biết con mình leo trèo cây là họ đánh đòn rất dữ với mong muốn trẻ sợ mà lần sau không dám tái phạm!

Trường hợp ngã cây mà tôi từng chứng kiến ở địa phương mình vào năm 2018, khi em trai nhỏ 8 tuổi được cha mẹ từ thành phố gửi về quê cho ông bà ngoại chăm. Nhà ông bà có một vườn xoài, dẫu ông bà luôn cấm đoán căn dặn nhưng cu cậu vẫn lén leo cây hái xoài, và hậu quả là thằng nhỏ bị ngã từ trên cây cao khoảng 5 mét xuống đất, gãy chân, tay và chấn thương rất nặng ở vùng ngực.

Hay như một trường hợp ngã cây khác xảy ra tại một tỉnh vùng Tây Nguyên vào năm 2017, khi một bé trai 9 tuổi, trong lúc nghỉ hè đã sang nhà bạn trèo cây hái quả và bị ngã từ trên cao khoảng 3 mét xuống đất, đập đầu vào đá dẫn tới bị xuất huyết nội, vỡ thận, và chấn thương ruột.

Cách bảo vệ và phòng ngừa con trẻ tốt nhất trước những hiểm họa tai nạn rình rập khi chúng xa mình và sống cạnh ông bà, người thân trong những ngày hè ở quê là luôn hàng ngày gọi điện căn dặn ông bà, người thân của mình phải luôn giám sát, không được lơ là thiếu để ý đến trẻ dù chỉ trong tích tắc. Tuyệt đối không để trẻ ra ngoài các nơi có mặt nước khi không có người lớn đi cùng.

Nguyn Th Loan
(Hc vin Thanh thiếu niên)

 

Bình luận (0)