Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trẻ phát triển 360 độ thông qua âm nhạc

Tạp Chí Giáo Dục

Giữa “ma trận” các chương trình giáo dục sớm ở Việt Nam, những năm tháng đầu đời của trẻ thường bị cuốn theo lịch học chật kín các môn thể chất, tư duy, toán học, ngoại ngữ, nghệ thuật… Nhưng đó chưa phải là lời giải để phát triển toàn diện và kích hoạt phiên bản tốt nhất của trẻ.
Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên kết giữa các hoạt động âm nhạc trong lớp Kindermusik với việc gia tăng khả năng tự kiểm soát hành vi ở trẻ nhỏ.
Để con lớn lên hạnh phúc, khỏe mạnh, thông minh, chỉ số thông minh IQ cao là chưa đủ. Bé cần được phát triển các chỉ số khác như chỉ số thông minh cảm xúc EQ, chỉ số thông minh sáng tạo CQ, hay đặc biệt là chỉ số thông minh âm nhạc MuQ (Musical Quotient).
Cuộc đời con là một bản nhạc
Khi lý giải một phương pháp giáo dục, nếu bỏ qua những học thuyết và quan niệm, thì bản chất sinh học và tính chất khoa học của phương pháp sẽ quyết định nền tảng và tính hiệu quả của nó trong thực tế.
Một em bé trong bụng mẹ đã biết cảm âm theo nhịp tim mẹ, thậm chí cảm nhận cảm xúc trong giọng điệu của mẹ. Vừa khi chào đời, âm thanh đầu tiên bé tạo ra chính là tiếng khóc, hay giọng nói. Bằng cách thử nghiệm tập nói, la hét, khóc, sử dụng đồ chơi…, bé không ngừng “sáng tác” và thể hiện cảm xúc của mình. Điều này cho thấy, con người có khả năng học tập thông qua mô hình, nhịp điệu, vần điệu và cấu trúc âm thanh mà không cần đến ngôn ngữ phức tạp.
Một lớp học Kindermusik tại Philippines trong đó trẻ có nhu cầu đặc biệt tham gia cùng các bạn.
Đây là bản năng đơn sơ nhất, khi trẻ đạp trong bụng mẹ, trẻ hoàn toàn cảm nhận được cuốn hút vào cảm giác vật lý của chuyển động. Phản ứng đầu tiên của trẻ khi tiếp xúc với âm thanh được biểu hiện qua sự chuyển động của cơ thể.
Công bố nghiên cứu khoa học về dây thần kinh âm nhạc (neuromusical) và dây thần kinh hình ảnh (neuroimaging) đã chứng minh âm nhạc không chỉ mang lại cảm hứng, niềm vui, động lực mà còn ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ trong 5 năm đầu đời. Nhà soạn nhạc, nhà giáo dục Kodály cho rằng hoạt động âm nhạc là khả năng tự nhiên của mọi người. Âm nhạc từ ngôn ngữ mẹ đẻ như lời ru, đồng dao, dân ca, và trò chơi âm nhạc cần được bắt đầu đối với trẻ càng sớm càng tốt.
Môi trường nào giúp trẻ phát triển toàn diện?
1000 ngày đầu tiên trong cuộc đời đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ đồng thời cả về: thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội. Trong giai đoạn này, nhà soạn nhạc, nhà sư phạm Carl Orff chú trọng vào tính hồn nhiên, coi kinh nghiệm đi trước khái niệm, mở rộng sự lĩnh hội âm nhạc qua thực hành, gợi chuyển xung lực của đứa trẻ thành những trải nghiệm vật lý và cảm xúc, góp phần vào sự hình thành và tăng trưởng toàn diện của đứa trẻ.
Từ cơ sở triết lý giáo dục của Kodaly, Carl Orff và Suzuki, chương trình giáo dục âm nhạc và chuyển động hình thể Kindermusik được nghiên cứu và ra đời, dành cho trẻ từ 4 tháng đến 5 tuổi, đã được giảng dạy tại hơn 70 quốc gia trong hơn 40 năm qua, với hơn 1 triệu gia đình đã và đang theo học.
Trong lớp học Kindermusik, trẻ đều có cùng cơ hội thể hiện mình và tận hưởng niềm vui cùng bạn bè, ba mẹ, cùng tham gia các hoạt động sáng tạo, sự ứng tấu, hay hoạt động kể chuyện. Các hoạt động âm nhạc trong lớp Kindermusik như nhảy, đi, nhảy múa, chuyển động theo âm nhạc, chơi nhạc cụ, vỗ tay, giậm chân… không chỉ mang đến cho trẻ sự kết nối, tình yêu thương, ấm áp gia đình, mà còn trực tiếp chạm đến thị giác, xúc giác, thính giác – những giác quan thúc đẩy các bước phát triển tư duy của con trong những năm tháng đầu đời.
Lớp học Kindermusik tại Mỹ
Trong lớp học Kindermusik, âm nhạc được xây dựng theo dạng “khối đa tầng” (blocks) gồm giai điệu, tiết tấu, hòa âm, hình thức, kết cấu, âm sắc và sắc thái. Trẻ không chỉ nghe, đọc, xướng, bắt chước theo mà phải được trải nghiệm qua vận động và vui chơi, gồm vận động tại chỗ (non-locomotor movement) và vận động chuyển dịch (locomotor movement).
Thông qua âm nhạc, trẻ nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và đọc hiểu, kỹ năng tương tác xã hội, khả năng cảm quan, nhận thức, vận động thể chất và cảm thụ nghệ thuật… Đặc biệt, âm nhạc dân gian với dân ca, đồng dao, trò chơi âm nhạc dân gian được xem là một trong những nguồn tài liệu được sử dụng trong giảng dạy. Sau đó, trẻ được tiếp cận đến các dân ca của các dân tộc và vùng văn hóa khác. Việc gắn kết với ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ  sẽ giúp trẻ dễ thẩm thấu đời sống văn hóa cộng đồng và những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Trong tiếng Nhật, “saino” trong ngữ cảnh mang nghĩa tài năng, hay người có tài năng. Shinichi Suzuki tin rằng tài năng không được thừa hưởng, và bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể xuất sắc nhờ vào âm nhạc nếu được cung cấp môi trường học tập phù hợp. Tiềm năng của mỗi đứa trẻ là không giới hạn, hãy mở khóa tài năng đó và xây dựng cho các em một nền tảng vững chắc cho việc học tập suốt đời, bằng việc hòa nhịp cùng Kindermusik.
NAM LÊ

Bình luận (0)