Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trẻ sơ sinh bệnh vàng da: Đừng cầu cứu “bác sĩ Google”!

Tạp Chí Giáo Dục

Khi phát hin con b vàng da, thay vì kp thi đưa tr đến các cơ s y tế có chuyên khoa sơ sinh đ đưc kp thi điu tr thì nhiu bà m li la chn cu cu “bác sĩ Google”, làm theo nhng phương pháp đưc truyn tai… Nhiu tr đưc đưa đến bnh vin khi đã có nhng triu chng nng đ li di chng sut cuc đi.

Tr sơ sinh đưc cha vàng da bng phương pháp chiếu đèn ti BV Nhi Đng 2

Quan nim sai lm

Chị Nguyễn Thị Mai (27 tuổi, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM) thở phào nhớ lại, cuối tháng 8 vừa qua chị hạ sinh con gái đầu lòng tại Khoa Sản BV Quận Thủ Đức. Xuất viện được 3 ngày, chị Mai hốt hoảng phát hiện da ở vùng mặt của con có biểu hiện vàng hơn so với cơ thể. Vốn là thành viên trong nhóm kín “lần đầu làm mẹ”, trong lúc chờ đợi chồng, chị Mai chụp ảnh con và triệu chứng để cầu cứu những bà mẹ bỉm sữa khác. “Nhiều chị em mách nước không cần đi khám. Họ nói con sẽ bị chiếu đèn hoặc tuồn kháng sinh vào người con thêm khổ rồi chỉ cho tôi cách chỉ cần cho con bú sữa mẹ thường xuyên và phơi con dưới ánh sáng mặt trời thì sẽ khỏi. Nhiều bà mẹ chụp ảnh con của họ để minh chứng rằng con họ đã được chữa khỏi dù chỉ ở nhà… Như thêm một lần được kiểm chứng thông tin, tôi quyết định để con ở nhà tự điều trị. 3 ngày sau đó tôi thường xuyên cho con ra phơi nắng và bú sữa nhưng dấu hiệu vàng da trên mặt của con không những không giảm mà còn lan ra các vùng khác. Tôi hớt hải ôm con đi bệnh viện, bác sĩ thông báo phải chiếu đèn ngay, chỉ chậm chút nữa thì con bị di chứng lên não. Cho đến nay da dẻ cháu đã trở lại bình thường, sức khỏe ổn định” – chị Mai thở phào kể lại.

Không may mắn như chị Mai, chị Lê Thị Hải (29 tuổi, cũng thuê trọ tại quận Thủ Đức, làm công nhân may ở Bình Dương) đã khiến con mình trở thành nạn nhân của quan niệm sai lầm trên. Chị Hải hai mắt đỏ hoe kể, quê ở Tây Ninh vì nhà nghèo nên khăn gói lên Sài Gòn làm công nhân. 27 tuổi, chị Hải mới lấy chồng rồi sinh được bé trai đầu lòng. Trước khi sinh chị Hải cũng tìm hiểu nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe cho con nhưng chủ yếu là đọc trên các trang mạng hoặc các nhóm kín bà mẹ bỉm sửa ở công ty. “Trước đó, tôi đọc thấy nhiều bà mẹ trong nhóm chia sẻ về việc con của họ bị vàng da và tự chữa khỏi, nên sau sinh 2 ngày dù thấy con bị vàng da thật nhưng tôi vẫn chủ quan không đưa con đến BV. Gần 1 tuần sau con có biểu hiện vàng đậm hơn, gồng người… tôi đưa đến BV thì bác sĩ cho biết cháu đã bị di chứng lên não, dù đã được nhanh chóng chiếu đèn và thay máu nhưng bé vẫn bị di chứng suốt cuộc đời”, người mẹ trẻ trào nước mắt.

Nhiu bé b di chng vì điu tr mun

“Nếu bnh vàng da bnh lý không đưc phát hin và điu tr kp thi có th khiến tr b biến chng nhim đc thn kinh (còn gi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thm vào não, hu qu khiến tr s b t vong hoc b bi não sut đi” – BS Kim Anh cho biết. 

Ths.BS Nguyễn Thị Kim Anh – Khoa Sơ sinh, BV Nhi Đồng 2 cho biết: “Bệnh vàng da là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, do tăng bilirubin gián tiếp (sắc tố mật) trong máu. Vàng da có mức độ nhẹ gọi là vàng da sinh lý thì không cần chiếu đèn, còn vàng da nặng hơn có chỉ định chiếu đèn là vàng da bệnh lý. Vàng da thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên của trẻ, tuy nhiên trẻ vàng da mức độ nặng thường xảy ra trong vài ngày đầu sau sinh. Trẻ sinh non dễ vàng da nặng hơn trẻ đủ tháng. Hiện nay, Khoa Sơ sinh của BV mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5-7 bé bị vàng da có chỉ định chiếu đèn. Thỉnh thoảng có những bé vàng da nặng phải chỉ định thay máu”.

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là vàng da mức độ nhẹ trong 2 tuần đầu sau sinh, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác, trẻ vẫn bú tốt, tăng cân, đi phân vàng… Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Vàng da bệnh lý là vàng da mức độ nặng hơn phải chiếu đèn và có thể phải thay máu nếu chỉ số bilirubin gián tiếp quá cao có khả năng ảnh hưởng não, đặc biệt xảy ra ở trẻ và mẹ bất đồng nhóm máu ABO hay Rhesus.

BS Kim Anh nói thêm, cách nhận biết trẻ vàng da là bố mẹ quan sát trẻ được cởi quần áo dưới ánh nắng mặt trời sẽ dễ phát hiện. Khi thấy trẻ vàng da xuống tới cẳng chân thì cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế có chuyên Khoa Sơ sinh để được khám và điều trị đúng phương pháp. Ngoài ra những trường hợp trẻ còn vàng da kéo dài trên 1 tháng tuổi cũng cần đi khám để tìm nguyên nhân. Nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho con thường nghĩ rằng vàng da là vô hại nên thường chủ quan, khi thấy con vàng da nghĩ rằng chỉ cần cho con bú sữa mẹ hoặc phơi con dưới ánh sáng mặt trời là hết. Thực tế đối với những trẻ vàng da sinh lý hay vàng da nhẹ sẽ diễn tiến tự khỏi. Còn đối với trẻ bị vàng da bệnh lý, những phương pháp trên không có hiệu quả thậm chí khiến bệnh càng trở nặng vì thời gian kéo dài. Nhiều trường hợp cha mẹ vì chủ quan đưa con đến BV khi bệnh đã trở nặng dẫn đến hậu quả đáng tiếc như tử vong hoặc mang di chứng: bại não, động kinh… suốt cuộc đời.

Bài, nh: Thy Dương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)