Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trẻ sốc sốt xuất huyết: Dễ dẫn đến tử vong

Tạp Chí Giáo Dục

Sốt xut huyết (SXH) có th điu tr đem li kết qu tt khi đưc phát hin và cu cha kp thi. Tuy nhiên nếu ch quan và không đưc BS cha tr đúng lúc, SXH s gây ra biến chng nng nht là khi tr bị sc SXH.

Tr đang đưc điu tr sc SXH ti BV Nhi đng 1 TP.HCM

Trong số trẻ nhập viện các BV nhi đồng tại TP.HCM, nhiều trường hợp bị sốc SXH trong tình trạng rất nặng nên việc chữa trị phức tạp và lâu dài.

SXH gây sc

SXH thường phát triển thành dịch bệnh vào thời gian chuyển mùa nhất là từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm khi mùa khô kết thúc và bắt đầu mùa mưa. Hầu hết trẻ bị SXH thường tự khỏi nhưng có trường hợp gặp biến chứng nặng trong đó có sốc SXH. Khi thấy đứa con trai đầu lòng 10 tháng tuổi bỏ ăn và sốt li bì trong 2 ngày, vợ chồng anh Tuần – GV Trường ĐH Nội vụ cơ sở 2 (TP.HCM) cứ đinh ninh bé bị sốt mọc răng. Thế nhưng, 2 ngày sau đó dù uống thuốc nhưng cháu L. vẫn có triệu chứng mệt mỏi, vẻ mặt lừ đừ, chân tay ít vận động, da sưng đỏ. Khi vợ chồng anh chuyển cháu lên BV Nhi đồng 1 thì bệnh đã trở nặng với một số triệu chứng rất nguy hiểm như đông máu, xuất huyết, suy hô hấp. Không chỉ dừng lại ở biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, cháu K. 3 tuổi, con gái của chị Phạm Thị D. ngụ ở Thuận An, Bình Dương lại có những triệu chứng cụ thể khi bị sốc SXH như chảy máu cam, sau đó chảy máu chân răng, đi cầu ra máu phải đưa đi khám BS tại BV Nhi đồng 2 TP.HCM. Theo cảnh báo của BS điều trị, nếu cháu K. không được chữa trị kịp thời, sốc SXH sẽ gây tử vong cho bệnh nhi trong một thời gian ngắn do biến chứng nặng.

Hầu hết trẻ bị SXH thường giảm sốt sau 2 đến 3 ngày. Đây là lý do làm cho người lớn chủ quan cứ nghĩ rằng trẻ đã qua khỏi SXH. Tuy nhiên, thực tế thì không phải như vậy vì đây là thời điểm nguy hiểm nhất dễ xảy ra biến chứng sốc do SXH.

BS Ngô Ngọc Quang Minh – BV Nhi đồng 1 trao đổi, sau 3 ngày trẻ bị SXH có thể xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu máu gây xuất huyết và tăng tính thấm thành mạch gây thoát mạch. Lúc này bệnh nhân có thể sốc khi bị thoát mạch quá nhiều gây mất thể tích huyết tương trong lòng mạch.

D t vong vì sc SXH 

Theo BS Minh, khi có biến chứng sốc do SXH, biểu hiện của bệnh nhân thường mệt lả, buồn nôn, đau tức vùng gan, đau bụng, tiểu ít, riêng với trẻ nhỏ có thể có biểu hiện li bì, mệt lả. Bệnh nhân nếu được phát hiện sớm và được bù dịch đầy đủ thì sẽ dễ dàng hồi phục. Ngược lại, nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời thì có thể rơi vào tình trạng sốc, mạch nhanh, tụt huyết áp. Nếu để tình trạng sốc này kéo dài thì nguy cơ tiến triển thành sốc không hồi phục và có thể gây suy đa phủ tạng, dễ dẫn đến tử vong. Quá trình biến chứng sốc rất nhanh, có thể từ lúc bệnh biến chứng đến khi tử vong chỉ sau 5-6 tiếng nếu không được cấp cứu kịp thời. Có thể coi SXH là một căn bệnh nguy hiểm, vì thế bệnh nhân khi có các triệu chứng cần phải nhập viện ngay lập tức để điều trị.

“Dù bnh nhân b sc SXH đã qua cơn SXH thì BS vn kiên trì theo dõi t 24 đến 48 gi đ bnh nhân hoàn toàn bình phc mi đưc cho v nhà” – BS Lê Hng Nga cho biết!

Khi trẻ bị sốc SXH, diễn tiến bệnh rất nhanh thậm chí dễ dàng dẫn đến hội chứng suy đa cơ quan, suy gan, suy thận cấp gây vô niệu. Để chữa trị sốc SXH, các BS phải làm việc tích cực như tiến hành lọc máu để thải loại độc chất, hóa chất trung gian ra khỏi cơ thể. Quá trình điều trị này thường phải kéo dài ít nhất 3 tuần, trẻ mới phục hồi và không phải dùng đến máy thở nữa. Trong những năm gần đây, việc điều trị sốc SXH tại các địa phương trên toàn quốc đạt nhiều tiến bộ, phần lớn các trẻ được điều trị ra khỏi sốc và phục hồi. Tuy nhiên, một số trường hợp biểu hiện hội chứng suy đa cơ quan như suy hô hấp, suy thận, suy gan, rối loạn đông máu… gây khó khăn cho các BS điều trị. Vì vậy đối với các trường hợp này khoa hồi sức các BV Nhi đồng đã áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục với chỉ định thích hợp cứu sống nhiều bệnh nhân và cũng dần dần chuyển giao kỹ thuật cho các BV tỉnh.

BS Lê Hồng Nga – Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM) khuyến cáo, khi thấy trẻ sốt kéo dài 2 ngày trở lên mà không rõ nguyên nhân cùng với triệu chứng mệt mỏi, bỏ ăn, chảy máu cam, đi cầu ra máu, phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất. Theo BS Nga, trước đây trẻ bị SXH sau một tuần mới có biến chứng sốc SXH nhưng hiện nay thời gian đó rút ngắn lại chỉ 2 đến 3 ngày rất nhanh. Vì thế, các trường hợp không có biện pháp, phác đồ điều trị kịp thời thì dễ dàng dẫn đến tử vong. Nếu được cứu chữa cũng có bệnh nhân bị viêm màng não hay viêm não do co giật nhiều.

Bài, nh: Hương Thy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)