Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trẻ xem TV nhiều dễ bị bắt nạt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngày nay, xem TV đã trở thành sở thích của hầu hết trẻ em. Thói quen này vừa được các nhà nghiên cứu của Canada phát hiện là có nhiều tác hại về tâm lý và cả thể chất khi trẻ xem TV nhiều hơn 3 giờ/ngày.

Trẻ xem tivi nhiều dễ bị ảnh hưởng tâm lý và cả thể chất (ảnh minh họa: internet)
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc thường xuyên xem TV nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày sẽ khiến trẻ không thể phát triển được các kỹ năng xã hội. Hơn nữa, việc này còn khiến trẻ trở nên yếu ớt về thể chất. Kết quả là chúng dễ bị bạn bè bắt nạt.
Theo báo cáo của Tạp chí Daily Mail (Anh), kết quả trên đã được phát hiện sau khi các nhà nghiên cứu quan sát 1.997 bé gái và trai, từ 29 tháng đến 5 tuổi, có thói quen xem TV trong thời gian dài. Họ nhận thấy rằng, xem TV nhiều có thể làm giảm quá trình phát triển các kỹ năng xã hội cũng như thể chất của trẻ.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn cho biết, việc xem TV nhiều cũng có thể làm hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ và toán học của trẻ. Không chỉ vậy, trẻ xem TV quá nhiều cũng thường thiếu sự tập trung trong lớp học.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, xem TV trong khoảng thời gian dưới ba giờ mỗi ngày không gây bất cứ tác động tiêu cực lớn nào đến trẻ.
Linda Pagani – nhà nghiên cứu Trường ĐH Montreal (Canada) – nhấn mạnh: "Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét mối liên quan giữa việc xem TV quá nhiều với quá trình phát triển tâm lý và thể chất của trẻ".
Nhà nghiên cứu Pagani khuyến cáo, để giảm thiểu tác hại của việc xem TV nhiều đến trẻ, các bậc cha mẹ nên giám sát con cái và hạn chế thời gian xem TV của chúng. Điều này không chỉ được thực hiện khi cha mẹ có mặt nhà, mà cũng cần có biện pháp kiểm soát thời gian xem TV của trẻ ngay cả khi vắng nhà.
Nguyễn Niệm (Theo Medicmagic)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)