Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trẻ xử lý tình huống theo… lập trình!

Tạp Chí Giáo Dục

Có th hiu nôm na rng, quyết đoán là vic mt cá nhân nào đó đưa ra quyết đnh nhanh, dt khoát, thm chí mnh m đ gii quyết vn đ nào đó liên quan đến bn thân mình và nhng ngưi xung quanh. Đ to dng kh năng quyết đoán cho tr, tránh cách hành x như mt cái máy chy theo lp trình dng sn, cha m đóng vai trò hết sc to ln.

Gi hc ca hc sinh TP.HCM. Ảnh: I.T

Làm đúng li ngưi ln: cn nhưng chưa đ!

Vợ chồng tôi tới chơi nhưng vì đang lu bu với công việc nên chị N. nhờ đứa con trai đầu lòng là S. (đang học lớp 5 một trường tiểu học ở Q.Thủ Đức, TP.HCM) đi mua mấy thứ đồ lặt vặt ở ngay cửa hàng tiện lợi gần nhà. Những hàng hóa cần mua, chị N. đã dặn S. rất kỹ để cháu khỏi nhầm. Tuy nhiên, chỉ mấy phút sau là S. trở về tay không mà không mua được thứ gì như lời mẹ dặn. Lý do S. không mua được hàng là do ở cửa hàng không có những thứ đúng như nhãn hiệu mà chị N. dặn mua. Khi chị N. trách “Nếu không có nước ngọt lon thì con có thể mua chai hoặc không có loại bánh mẹ dặn thì con có thể mua loại khác tương tự chứ”, thì cháu S. trả lời rằng: “mẹ có dặn đâu mà con mua”.

Bản thân tôi cũng đã được nghe bạn tôi nhiều lần phàn nàn về việc con mình không chủ động giải quyết những công việc liên quan đến bản thân mình. Việc là, con của bạn tôi đang học lớp 11, nhưng cháu “chỉ bảo gì làm nấy” – như lời mẹ cháu khẳng định. Chị D. (mẹ của cháu) cho biết, “chỉ có đoạn đường từ trường về nhà thôi mà lúc nào cũng phải nhắc cách đi lại, thậm chí có những hôm đường kẹt, nó cũng không đi theo hẻm để về cho bớt kẹt”. Trong học tập, “nó chẳng chủ động học tập gì cả, cứ hôm nào giáo viên giao bài thì làm, không thì thôi” – chị D. tiếp lời. Tuy nhiên, câu chuyện đáng chú ý nhất của con trai chị D. đó là việc cậu ấy thực hiện “làm đúng lời ba dặn”. Chuyện là, một hôm cháu trên đường đi học về thì xe bị hết xăng (vào năm học lớp 11, anh chị D. đã mua cho con một chiếc xe gắn máy 50 phân khối để cháu đi học). Mặc dù buổi trưa nắng gắt nhưng cậu ấy vẫn dắt bộ gần 2km để đến cây xăng mới đổ xăng. Hỏi chuyện “tại sao con không đổ tạm 1 lít xăng ở các tiệm bán lẻ ven đường để đi?”, thì nhận được câu trả lời rằng “ba dặn con là mỗi lần đổ xăng thì ghé các cây xăng để đổ cho đảm bảo chất lượng”!

Rõ ràng, những trường hợp tương tự như các câu chuyện kể trên không phải là hiếm trong cuộc sống gia đình. Việc trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn là điều hết sức đáng mừng nhưng trong những tình huống kể trên thì các cháu đều thiếu tính quyết đoán trong xử lý tình huống. Nếu như trong trường hợp của S., dù mới học lớp 5 nhưng nếu quyết đoán hơn, cháu có thể mua loại nước uống hay bánh khác thay thế cho nhãn hiệu mà mẹ cháu đã đề cập, còn trường hợp con trai bạn tôi, cháu hoàn toàn có thể ghé các tiệm sửa xe dọc đường để đổ 1 ít xăng đi tạm, tránh được việc dắt bộ quá dài.

Hình thành kh năng quyết đoán cho con

Nhiều khi trong cuộc sống lại diễn ra những tình huống bất ngờ ngoài “lập trình” của con người. Trong những tình huống cụ thể, mỗi người có một cách xử lý khác nhau và kết quả đạt được có thể là tích cực hoặc tiêu cực cho bản thân người đó.

Khi trẻ đang ở trong giai đoạn “ăn chưa no, lo chưa tới”, chưa tích lũy được đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết nên trong một số tình huống cụ thể, các cháu có thể đưa ra những quyết định chưa chính xác, chưa trọn vẹn cũng là điều hết sức bình thường. Chính vì vậy, cha mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng giá trị cho con để trẻ có thể chủ động ứng phó và đưa ra các quyết định cần thiết với các tình huống từ cuộc sống mang lại.

Trên thực tế, nguyên nhân làm cho trẻ nhút nhát, thiếu quyết đoán thường là do tác động từ môi trường xã hội, nhà trường và gia đình. Nếu như môi trường xã hội hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tình trạng sụt giảm niềm tin dẫn đến việc trẻ e dè trong đưa ra quyết định có liên quan đến bản thân mình, thì ở nhà trường, các giá trị về trung thực, ngoan ngoãn, tập trung tất cả cho việc học… luôn được đặt ở vị trí cao nhất và nó có thể làm lu mờ hoặc “nhạt” đi một số giá trị khác. Trong khi đó, tại gia đình, áp lực từ cuộc sống, công việc có thể làm cho cha mẹ không quan tâm nhiều đến những việc được xem là “nhỏ nhặt” như vậy hoặc những cạm bẫy từ môi trường xã hội đã làm cho cha mẹ hướng cho con “thu mình” trong không gian của chính gia đình mình. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác có thể xuất phát từ việc một số trẻ đã “quyết” nhưng kết quả không như mong đợi hoặc không đúng với ý của phụ huynh, bị cha mẹ rầy la nên các cháu chọn cách “làm đúng với những gì cha mẹ bảo” như những trường hợp kể trên. Chính vì vậy, việc trẻ chọn giải pháp “an toàn” cho bản thân cũng là điều dễ hiểu.

Khuyến khích, bồi dưỡng tính quyết đoán cho con có tác động đáng kể đến khả năng thành công ở trẻ sau này bởi khi sự linh hoạt trong việc đưa ra quyết định để xử lý các tình huống cụ thể sẽ hình thành thói quen, kiến thức, kinh nghiệm… ứng xử nhằm đạt được kết quả tích cực nhất và làm hạn chế những tiêu cực đối với các vấn đề liên quan của cuộc sống. Để trẻ quyết đoán hơn, cha mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục định hướng các giá trị cũng như đưa ra nhiều tình huống xử lý để con mình tham khảo và có thể vận dụng vào trong những tình huống cụ thể. Ở một số tình huống cụ thể, nếu những quyết định của trẻ chưa chuẩn hoặc chưa đúng với ý mình thì cha mẹ cũng không nên la mắng, trách phạt mà nên phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả không mong đợi đó và định hướng cho con để lần sau con mình có quyết định sáng suốt hơn.

N.Q.Diu

 

Bình luận (0)