Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Trên 3,8 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH 2021

Tạp Chí Giáo Dục

Cc có trên 3,8 triu nguyn vng (NV) đăng ký xét tuyn ĐH chính quy năm 2021, trong đó, có s không đng đu gia các ngành, khi ngành. Vic thí sinh đăng ký tp trung vào mt s nhóm ngành không nên hiu là thiên lch. Điu này th hin xu hưng ngh nghip ca năm, ca giai đon; th hin phn nào nhu cu, s dch chuyn ca th trưng lao đng, ca nn kinh tế. Và điu này vn din ra mi k tuyn sinh t nhiu năm nay.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) đã có những trao đổi với Giáo dục TP.HCM liên quan đến xu hướng ngành nghề mà thí sinh lựa chọn đăng ký xét tuyển vào ĐH năm 2021.

Nhóm ngành dch v, báo chí và thông tin dn đu

+ Phóng viên: Thưa V trưng, bà có đánh giá, phân tích như thế nào trưc bc tranh đăng ký xét tuyn ĐH ca thí sinh cc năm nay?

PGS.TS Nguyn Thu Thy: Theo số liệu tổng hợp cho đến nay, toàn hệ thống có trên 3,8 triệu NV đăng ký, gần 550 ngàn chỉ tiêu. Tuy nhiên, con số 3,8 triệu NV này đã thống kê tất cả các NV (từ NV1, NV2, NV3…). Nếu tính tổng NV trên chỉ tiêu thì NV có số lượng gấp hơn 7 lần chỉ tiêu. Nhưng nếu tính tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển NV1 thì chỉ cao gấp 1,45 lần tổng số chỉ tiêu của cả hệ thống.

Để đánh giá tình hình, xu hướng đăng ký ngành năm nay cần phải căn cứ số liệu đăng ký NV1; vì NV1 thể hiện ưu tiên số 1, ngành mong muốn, lựa chọn đầu tiên của các em. Chỉ khi không trúng tuyển NV1, các em mới bắt đầu lựa chọn các ngành nghề khác bằng các NV2, NV3… Tỷ lệ NV1 so với chỉ tiêu đào tạo năm 2021 cho thấy những ngành hấp dẫn, thu hút nhất, nhiều thí sinh đăng ký nhất năm nay là: An ninh quốc phòng (566,82%); báo chí và thông tin (311,65%), nghệ thuật (210,7%); du lịch khách sạn, dịch vụ cá nhân (201%), khoa học xã hội và hành vi (197,97%). Trong tổng số NV thì nhóm ngành kinh doanh và quản lý tuy chiếm tỷ lệ đăng ký NV1 cao nhất (khoảng 27%), nhưng khi so với chỉ tiêu các trường có năng lực đào tạo thì tỉ lệ NV1/chỉ tiêu chỉ khoảng 186,1%, đứng thứ 6 trong những nhóm ngành thu hút thí sinh nhất. Song, nhóm ngành này lại được nhiều thí sinh lựa chọn cho các NV tiếp theo, nếu NV1 không trúng tuyển; do vậy xét trên tổng chỉ tiêu tất cả các NV (từ 1 đến n) thì nhóm ngành này đang ở mức cao khá đặc biệt.

Số liệu trên cho thấy nhóm ngành dịch vụ, báo chí thông tin vẫn đang ở tốp đầu, nhóm ngành an ninh quốc phòng vẫn giữ vững độ hấp dẫn thí sinh, tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh ít. Đáng chú ý, ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên có tỷ lệ NV đăng ký ở nhóm cao (top 9). Điều này cho thấy, việc Chính phủ ban hành và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên, với chính sách ưu đãi hỗ trợ sinh viên sư phạm học phí, sinh hoạt phí, đảm bảo đầu ra sau tốt nghiệp cũng đã mang lại thêm sức hút cho ngành sư phạm.

Ngược lại, nhóm ngành ít hấp dẫn nhất (tính theo tỉ lệ NV1/chỉ tiêu) là khoa học sự sống (26%) và khoa học tự nhiên (20,1% chỉ tiêu đào tạo). Đây là nhóm ngành khoa học cơ bản, nhu cầu nguồn nhân lực khá khắt khe, thường bị xem là… khô khan; tuy nhiên đây là những ngành cũng rất quan trọng cho nền kinh tế – xã hội hiện tại và tương lai, rất cần các chuyên gia giỏi.

Ngành đông thí sinh, sc cnh tranh cao

+ Nhng ngành thu hút đông thí sinh đăng ký NV th hin điu gì, thưa bà?

– Việc thí sinh đăng ký tập trung vào một số nhóm ngành không nên hiểu là thiên lệch mà có thể nhìn nhận điều này thể hiện xu hướng nghề nghiệp của năm, của giai đoạn đó (là ngành tương đối hấp dẫn, thu hút, mức thu nhập có thể cao hơn mức trung bình); thể hiện NV của thí sinh và thể hiện phần nào nhu cầu, sự dịch chuyển của thị trường lao động, của nền kinh tế. Đây là điều bình thường, vẫn diễn ra mỗi kỳ tuyển sinh từ nhiều năm nay. Sự thay đổi xu hướng đăng ký ngành nghề thể hiện sự dịch chuyển của cơ cấu nền kinh tế, nhu cầu thị trường. Tuy vậy, việc thí sinh đăng ký nhiều vào các nhóm ngành này cũng là động thái mà các bên liên quan cần lưu ý để có các điều chỉnh cần thiết.

+ Vic nhiu thí sinh đ dn đăng ký xét tuyn vào mt s ngành, nhóm ngành s tác đng như thế nào đến cuc đua xét tuyn, thưa V trưng?

– Chúng ta thấy rằng số lượng chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh chính là năng lực đào tạo của các trường. Nhà trường cũng đã căn cứ vào nhu cầu xã hội để điều tiết nguồn lực, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất để dồn năng lực đào tạo vào những ngành nghề đó. Nhưng khi tập trung quá nhiều NV của thí sinh vào một số lĩnh vực, tạm gọi là thu hút, hấp dẫn thì mức độ cạnh tranh chắc chắn sẽ rất cao và khả năng trúng tuyển của các em cũng sẽ khó hơn nhiều. Đây là những rủi ro, thách thức mà thí sinh phải đối mặt; thậm chí có thể dẫn tới việc các em không trúng tuyển vào một trường ĐH nào, khi mà tất cả NV đăng ký của mình đều dồn vào những ngành có mức cạnh tranh cao.


Thí sinh đăng ký xét tuyn hc b vào Trưng ĐH Công ngh TP.HCM năm 2021

Ngoài ra, việc chạy theo trào lưu (đôi khi là tâm lý xã hội, tâm lý đám đông) mà không cân nhắc tới thực lực, năng lực sở trường, điều kiện cụ thể, đặc điểm của cá nhân, của gia đình có thể dẫn tới việc chọn sai trường, sai nghề mà điều này sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và nguồn lực mới có thể sửa sai được.

+ Hin nhu cu nhân lc cho khi ngành k thut khá ln nhưng nhng ngành này li ít thu hút thí sinh, theo V trưng nguyên nhân vì sao?

– Theo tôi, có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Trước hết là do tâm lý của thí sinh, thậm chí phụ huynh, những người xung quanh tác động đến việc lựa chọn lĩnh vực ngành nghề của các em. Thứ hai, chúng ta vẫn còn thiếu những đánh giá tổng thể về nhu cầu nguồn nhân lực của những ngành nghề khác nhau, dự báo sự biến động về nhu cầu trong tương lai trung hạn và dài hạn nhằm cung cấp cho thí sinh, gia đình bức tranh tổng quát về những lĩnh vực cần thiết đang cần chuyên gia giỏi, những người giỏi để làm việc thực tế.

Một số ngành rất quan trọng như vận tải biển, đóng tàu, các ngành về khoa học công nghệ cao có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực và thu nhập của những ngành nghề này cũng rất tốt. Tuy nhiên, việc đào tạo cũng rất khắt khe, đặt ra yêu cầu về chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra khá cao; đồng thời là những ngành nghề khá vất vả, có mức độ rủi ro về nghề nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà tôi cho rằng dẫn đến việc chưa cân đối trong mức độ thu hút thí sinh giữa các ngành nghề.

Một lý do nữa là các trường ĐH vẫn còn thiếu những hoạt động truyền thông quảng bá thiết thực hữu hiệu để thí sinh, xã hội hiểu biết rõ về những ngành nghề đào tạo của mình. Chúng ta cần gia tăng sự kết nối với doanh nghiệp, để doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ quảng bá cho ngành nghề của họ, như vậy thì chúng ta sẽ có đủ kênh thông tin cho thí sinh và gia đình lựa chọn.

+ Xin cm ơn V trưng!

Thc Trân (thc hin)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)