Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trên 60% GV THPT có năng lực khá

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Tiết học tại Trường THPT Lê Quý Đôn. Ảnh: T.T.QĐây là kết quả đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên (GV) THPT theo chuẩn nghề nghiệp GV trung học do Cục Nhà giáo và CBQLGD cùng dự án phát triển GV THPT – TCCN, Bộ GD-ĐT thực hiện tại hai tỉnh thành Hà Nội và Hà Tĩnh. Hội thảo tổng kết đợt thí điểm này được tổ chức trong hai ngày 19 và 20-10-2008 vừa qua.

“Chấm điểm” GV THPT

Tổng số GV tham gia đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV THPT là 1.037 người. Trong đó, Hà Nội là 251 và Hà Tĩnh là 786. Theo báo cáo kết quả thí điểm chuẩn nghề nghiệp GV ở hai mức tự đánh giá và tổ chuyên môn đánh giá. Trong mức tự đánh giá thì phần lớn GV có năng lực ở mức khá (chiếm 65,5%), mức trung bình chiếm 20%. Tỷ lệ GV có năng lực ở mức xuất sắc còn thấp (chiếm 13,1%). GV xếp loại năng lực ở mức kém chiếm 0,4%. Còn đánh giá của tổ chuyên môn thì 63,7% GV THPT hiện nay có năng lực ở mức khá, mức trung bình chiếm 18,5%, tỷ lệ GV có năng lực ở mức xuất sắc còn thấp chiếm 17,6%, GV xếp loại năng lực ở mức kém chiếm 0,2%. Như vậy, giữa tự đánh giá và tổ chuyên môn đánh giá khá tương đồng, độ chênh lệch không lớn.

Nhìn từ kết quả riêng của hai tỉnh được thí điểm thì ở Hà Nội, phần lớn GV THPT tự đánh giá có năng lực ở mức khá (chiếm 76,5%) và mức trung bình chiếm 17,5%. Tỷ lệ GV có năng lực ở mức xuất sắc còn thấp chỉ có 6%, không có GV xếp loại năng lực ở mức kém. Kết quả của tổ chuyên môn cũng cho thấy, tỷ lệ GV THPT của Hà Nội có năng lực khá chiếm 73,7%, trung bình là 18,3, xuất sắc là 8%. Ở Hà Tĩnh, đối với tự đánh giá, GV phần lớn có năng lực ở mức khá với 62,1%, trung bình chiếm 22%, xuất sắc là 15,4%, GV ở mức kém là 0,5%. Kết quả đánh giá của tổ chuyên môn cho thấy GV có năng lực ở mức khá là 60,5%, mức trung bình là 18,6%, xuất sắc là 20,6% và năng lực kém chiếm 0,3%.

Cần giảm nhẹ một số mức đánh giá

Giáo viên Trường THPT bán công Lương Thế Vinh hướng dẫn học sinh thực hành.  Ảnh: T.T.Q   Qua khảo sát đánh giá tại hai tỉnh Hà Nội và Hà Tĩnh,  tổng hợp các ý kiến của GV và tổ chuyên môn cho thấy, GV THPT có 7 điểm mạnh như phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, năng lực phát triển nghề nghiệp… và có 12 điểm yếu như sử dụng các phương tiện dạy học, sử dụng CNTT, tham gia hoạt động chính trị, xử lý tình huống sư phạm, xây dựng môi trường học tập… Từ những điểm mạnh và điểm yếu này, dự án phát triển GV THPT và TCCN đề xuất hướng phát huy và khắc phục như tự học, tự bồi dưỡng; học hỏi và phối hợp với đồng nghiệp; xây dựng kế hoạch rõ ràng… Trước thực tế đó, dự án cũng đưa ra những kiến nghị như cần giảm nhẹ hơn ở một số mức trong các tiêu chí tự đánh giá, các tiêu chí đề ra rất cao so với tay nghề của GV hiện nay. GV có thể đạt được mức 2 nhưng khó có khả năng đạt được mức 3 và mức 4, yêu cầu đạt loại khá, loại xuất sắc là khó. Mức độ 1 các tiêu chí đánh giá cần nhẹ hơn để mỗi sinh viên sư phạm ra trường có thể đạt yêu cầu tối thiểu mức 1. Cần điều chỉnh lại cách xếp loại đánh giá. Mức điểm giữa loại trung bình đến loại khá và từ khá đến xuất sắc quá rộng.  Dự án cũng đưa ra một số đề xuất như triển khai đánh giá năng lực nghề nghiệp của GV là cần thiết và cấp bách, đề án chuẩn GV được triển khai sớm sẽ trở thành một cuộc cách mạng trong ngành giáo dục. Cần quan tâm về chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ cho GV. Nên có chuẩn cho từng vùng miền, chức năng, nhiệm vụ của từng loại GV; tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ để đảm bảo cho điều kiện dạy và học, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, để giúp GV dễ phấn đấu đạt chuẩn.

Nghiêm Huê

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)