Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trị cảm, ngộ độc, viêm họng… bằng tía tô

Tạp Chí Giáo Dục

Tía tô vừa là rau gia vị, vừa là cây thuốc phổ biến trong dân gian. Có hai loại, tía tô mép lá phẳng (màu tía nhạt, ít thơm) và tía tô mép lá quăn (màu tía sẫm, mùi thơm mạnh).
Ảnh minh họa.

Loại tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn. Tên thuốc trong y học cổ truyền là tô diệp. Dược liệu có vị cay, mùi thơm, tính ấm, không độc:

– Bị cảm cúm: tía tô tươi 15 – 20g giã nát, chế nước sôi rồi gạn lấy khoảng 100ml nước trong uống.
– Ngộ độc thức ăn: lá tía tô đủ dùng giã lấy nước cốt để uống, nếu ngộ độc có kèm dị ứng thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa xát.
– Da mẩn ngứa, mụn cóc: dùng lá tía tô xoa xát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào túi vải mà xoa xát.
– Viêm họng, viêm răng, viêm miệng: dùng lá tía tô sắc nước để súc miệng, ngậm và uống.
– Bụng đầy trướng rất đau: lấy một nắm lá tía tô giã nát rồi gạn lấy nước, hoà thêm vào một ít muối uống hết một lần.
– Thiếu máu: lá tía tô xay nhuyễn, vắt lấy nước uống hàng ngày. Tiểu tiện không thông thoát: uống nước cốt lá tía tô tươi hoặc sắc nước lá tía tô khô.
Theo SGTT

Bình luận (0)