Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tri kỷ với sách!

Tạp Chí Giáo Dục

Có ngưi tìm thy bu tri, có ngưi tìm ra li đi, có ngưi bưc qua đưc khng hong, có ngưi tìm li đưc chính bn thân h, nh… sách!

Sinh viên tr li câu hi vi khách mi ti cuc thi “Sách và cuc sng” va qua

Không chỉ đơn thuần là cuộc thi, “Sách và cuộc sống” do Trung tâm Hỗ trợ học sinh – sinh viên TP.HCM tổ chức vừa qua là nơi để các bạn trẻ trải lòng, thổ lộ tình cảm yêu mến với cuộc đời, với những trang sách.

Vô tình “phi lòng” sách

Điều đặc biệt là rất nhiều sinh viên bắt đầu có tình cảm với sách từ… con số 0, để rồi sách dần trở nên không thể thiếu. “Văn hóa đọc ngày càng trở nên xa dần với các bạn trẻ, khi vòng xoáy công nghệ ngày càng phát triển mạnh. Tôi vốn dĩ là người không thích, không đủ kiên nhẫn để theo đuổi bất kỳ quyển sách nào. Thế nhưng vô tình, tôi ấn tượng bởi một tựa sách khi nghe qua, rồi tìm kiếm, cứ đọc và yêu thích tự lúc nào. Thật vậy, hành trình nước Mỹ trong “Quá trẻ để chết” của Đinh Hằng cũng là hành trình tôi nhận ra giá trị của bản thân”, sinh viên Nguyễn Xuân Khánh (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) chia sẻ con đường tìm đến với sách. Cũng như Khánh, sinh viên Hồ Thị Xuân (Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM) cũng có lần “phải lòng” thật nhẹ nhàng như vậy với sách: “Nhẹ nhàng như lá trên cây, cảm xúc của tôi khi lướt qua bìa sách “Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình” của một tác giả ngỡ chỉ là thoáng qua như thế nhưng hóa ra lại đọng lại rất nhiều, khiến tôi thôi thúc tìm đọc và trở thành cuốn sách gối đầu giường tự lúc nào”. Xuân cho biết cuốn sách mở ra nhiều điều mới mẻ, ý nghĩa đối với cuộc sống của một cô gái tuổi đôi mươi đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời đầy băn khoăn, do dự.

Thay đi ngon mc bn thân

Không chỉ dừng lại ở những cảm xúc đẹp, sinh viên Ngô Văn Hải (Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM) còn cho thấy sách đã tạo sự thay đổi ngoạn mục ở chính bản thân em. “Từ một người với những hành động bốc đồng, bồng bột mà một phần do ảnh hưởng bởi phim bạo lực thời niên thiếu; những lần đánh nhau xuất phát từ vấn đề nhỏ nhặt, những ý nghĩ trả thù thấp hèn hay những ánh mắt xa lánh sợ hãi của bạn bè…, tôi dần lạc khỏi thế giới mà mình từng khao khát. Điều kinh khủng đó thực sự thay đổi sau những lần tôi tìm đến sách, nơi tôi bắt đầu tiếp xúc những điều mới lạ và cũng là nơi để chiêm nghiệm đúng – sai về những điều mình đã làm”, chàng sinh viên cho biết.

“Cái dũng của thánh nhân” (tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần) là một trong những “cuốn sách đổi đời” đối với chàng sinh viên trẻ. “Tôi đã ngộ ra được nhiều điều, đã có những cái nhìn đúng đắn hơn về chữ “dũng”, nhận ra những sai lầm của mình trong cách giải quyết mâu thuẫn khi gặp phải; đồng thời học được những bài học sâu sắc để rèn luyện nhân cách của mình”, Hải bộc bạch.

Mong sinh viên truyền cảm hứng đọc sách cho người khác

TS. Quách Thu Nguyệt (Phó Giám đốc Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM) nhận định: Điều đáng mừng là sách văn học được các sinh viên đọc và giới thiệu nhiều tại cuộc thi. Trong đó, các em lựa chọn những tác phẩm có thông điệp về nhân văn rất sâu sắc, tạo cảm xúc về thẩm mỹ, từ đó dễ mở lòng, yêu thương và sống có ích hơn. Bên cạnh đó là sách về kỹ năng, một thể loại giới trẻ thực sự cần để hoàn thiện mình. Những điều các sinh viên chia sẻ đều là cảm xúc thật chứ không phải nói cho “đẹp” hay khiên cưỡng. Các em hiểu được các tầng sâu nội dung, thông điệp mà những tác giả sách muốn chuyển tải đến. Mong rằng các em tiếp tục truyền cảm hứng về ý nghĩa, vai trò, những thông điệp từ các cuốn sách hay mà các em đọc được cho những người xung quanh.

Cũng từng mơ hồ với chính bản thân mình, sinh viên Nguyễn Hà My (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) thổ lộ đã phải xoay xở trong hàng vạn suy nghĩ tiêu cực không lối ra, thậm chí em bị thay đổi tâm tính theo hướng tiêu cực. Cho đến dịp sinh nhật tuổi 18, cha em đã tặng cuốn sách “9 bước rèn luyện nhân cách” của một tác giả như món quà ý nghĩa, từ đó thay đổi bản thân em. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, Hà My lại lấy cuốn sách ra để cân bằng trạng thái, nhắc nhở chính bản thân mình. “Cuốn sách như một người cha giải thích cho ta đầy đủ về cuộc đời, giúp ta thoát khỏi những khó khăn và phiền não. Và đôi khi, cuốn sách như một người mẹ che chở, bảo bọc và nâng đỡ lúc ta gục ngã trên đoạn đường đua của chính mình”, Hà My nói về ý nghĩa của cuốn sách. “Rèn luyện nhân cách là mài dũa chính mình, không phải ngày một ngày hai mà trở thành viên ngọc sáng, có đôi khi là sự rèn luyện bằng cả cuộc đời”, đây là điều cô sinh viên tâm niệm, rút ra từ sách, nhắc nhở bản thân trong hành trình hoàn thiện nhân cách.

Khó kể hết những tâm tình mà sinh viên, bạn trẻ gửi gắm với sách. Chỉ biết khi những trang sách khép lại, tâm hồn lại được mở ra, dáng hình cuộc sống cũng mở ra; soi mình vào đó, họ thấy an yên, vững chãi, thấy được là… chính mình!

T.Trân

 

Bình luận (0)