Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trị tê bại, mỏi buốt, đau lưng cấp

Tạp Chí Giáo Dục

Cây chó đẻ (ở VN) còn có các tên khác tùy quốc gia và địa phương như là cây cứt lợn, hy thiêm, hy tiên, chư cao, hổ cao, nụ áo rìa, niêm hồ thái, cỏ đĩ và hy kiểm thảo.

Sống quanh năm ở miệt vườn, ven bờ kênh, mương, đồi núi, cao 40-50cm (mọc hoang cao 80-100cm), nhiều cành, có lông tuyến. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình tam giác hoặc quả trám thuông, đầu lá nhọn, mép lá răng cưa, mặt dưới hơi nhám. Lá dài 4-10cm, rộng 3-6cm. Cụm hoa hình đầu tròn, màu vàng, cuống mọc lông tuyến dính. Có 2 loại lá bắc không đều nhau. Lá bắc ngòai hình muỗng dài 9-10mm, tỏa hình sao, lông dính. Lá bắc trong dài 5mm hợp thành tổng bao mang lông tuyến dính.
Quả hình trứng, có từ 4-5cạnh dài 3mm, rộng 1mm. Hoa nở vào tháng 4-9, mùa quả từ tháng 6-10. Có nơi thu hoạch cây khi chưa hoặc vừa trổ hoa. Phơi khô trong nhà hoặc nắng mai, sau 3 ngày bó thành bó. Cây vị đắng nhẫn, tính mát. Ðặc trị trừ tê thấp, bổ hoạt huyết, giảm đau nhức, chống loãng xương, tái tạo tủy, làm xương mạnh lên nhất là tê bại liệt nửa thân người. Cây tươi giã nát, thêm chút muối, uống nước cốt trị bò cạp, ong, rắn, rít cắn. Xác đắp chỗ vết cắn rút độc rất nhanh. Ðiều trị kinh nguyệt phụ nữ không đều.
– Chữa đau lưng, mỏi gối, buốt nhức xương, tay chân tê bại: Nhổ cây lấy lá và cành non, nắm chặt lòng bàn tay (trước khi cây trổ hoa) sao khử thổ vàng nghệ, tán nhuyễn thành bột, thêm10-20ml mật ong, xe thành viên bằng hạt bắp. Ngày uống 2 lần (sáng, tối) từ 5-7 viên/lần. Bị miệng méo, chân tay đau nhức, tê yếu, mất thanh âm … uống ngày 10 viên liên tục trong 10-30 ngày.
– Chữa nhọt độc ở bụng, hai bên háng, bẹn, ong đốt: Lấy 15-20 cây rửa sạch, sắc 3 chén còn 1 chén, uống từ 15-20 ngày.
Đông y sỹ Kiều Bá Long (TNO)

Bình luận (0)